Đối với Mỹ, việc nghe lén Tổng thống Nga Putin là quan trọng hơn cả. Trên thực tế, Mỹ nhiều lần cố nghe lén ông Vladimir Putin nhưng không thể. Trang Bình luận quân sự nước Nga đã đưa ra lí do giải thích cho sự "bất lực" này của Mỹ.
Tất cả các lãnh đạo bị nghe lén đều sử dụng điện thoại thông thường hoặc các hệ thống liên lạc được sản xuất dưới sự cấp phép của các công ty Mỹ và Nhật Bản, và như vậy, các nhà sản xuất Mỹ sẽ dễ dàng cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Đây là một ví dụ rất điển hình. Siemens và hàng loạt công ty khác đã cung cấp các thiết bị thông tin liên lạc cho Liên bang Nam Tư cũ. Với những tính năng ưu việt nhất định của các sản phẩm này, các sĩ quan và tướng lĩnh Nam Tư đã cho rằng các công ty tốt nhất phương Tây đã cung cấp các phương tiện liên lạc có thương hiệu, đồng thời tỏ ra có phần coi thường các phương tiện liên lạc do Nga sản xuất.
Tuy nhiên, khi chiến tranh nổ ra, tất cả các thiết bị thông tin đó bị vô hiệu hóa, liên lạc giữa các quân binh chủng bị đình trệ. Lúc này, công nghệ phương Tây đã "phản tác dụng".
Những cuộc điện đàm của Tổng thống Putin luôn được bảo vệ cẩn thận.
Trong khi đó, người Nga chưa bao giờ đặc biệt tin tưởng vào tính trung thực của các sản phẩm thương mại từ phương Tây, sau lịch sử mất liên lạc của quân đội Nam Tư vẫn còn hiện hữu- không thể tin tưởng bất cứ ai. Tuy nhiên, có thể có người đặt câu hỏi rằng liệu Putin có đơn độc giữa người thuộc cấp của mình? Câu hỏi này không những đặt ra với Putin mà còn đối với những lãnh đạo Xô viết và sau đó là giới lãnh đạo Nga hiện nay. Điều này luôn luôn làm phương Tây quan tâm, còn Putin thì tất nhiên hiểu rất rõ sự tình.
Để thực hiện liên lạc và đảm bảo kênh mã hóa bí mật, nơi nào Tổng thống Putin tới cũng có một máy bay đặc biệt theo sau và chỉ đơn giản làm nhiệm vụ liên tục bay trên không trung để đảm bảo tiếp phát tín hiệu. Có người cho rằng, cách làm này là không thuận tiện và rất cồng kềnh. Đúng là vậy, nhưng những bê bối gần đây của NSA đã là minh chứng rõ ràng cho sự đúng đắn của Putin mà không có ai có thể chối cãi.
Lịch sử ở đây rất đơn giản. Mỹ đã tận dụng những cơ hội do khả năng công nghệ liên lạc di động mang lại. Khi vệ tinh bắt được tín hiệu, Mỹ có thể truy cập và sao chép thông tin từ bất cứ nơi nào trên trái đất, như vậy, việc điều chỉnh nghe lén có thể được thực hiện theo kênh này hay kênh khác từ Trái Đất. Tuy nhiên, các hệ thống của Nga lại không đưa tín hiệu lên quỹ đạo, hoặc ít nhất là không đưa tới các vệ tinh của phương Tây, mà tín hiệu sẽ được truyền đi phía dưới quỹ đạo, qua các máy bay, tàu liên lạc và trong trường hợp cần thiết, còn có cả các vệ tinh, thậm chí còn có hệ thống mật mã đặc biệt của Nga.
Mỹ luôn đã và đang cố nghe lén một cách bí mật hoặc công khai các cuộc đàm thoại của Tổng thống Nga. Vậy nên thường xảy ra tình trạng ở đâu có máy bay liên lạc của Nga thì xung quanh đó có máy bay tác chiến điện tử của Mỹ. Tuy nhiên, các cuộc điện đàm của Tổng thống luôn được "che giấu" cẩn thận.
Rõ ràng, Nga đang phải sử dụng hệ thống riêng của mình để duy trì khả năng phòng thủ, sự độc lập và bản sắc của mình. Trong khi đó, Mỹ cũng đang sử dụng công nghệ tương tự, tuy nhiên mới đang chỉ sử dụng trên quỹ đạo. Điều đó cho thấy, trong tình hình hiện nay, ý tưởng của Putin không phải chỉ là một sự may mắn mà còn là vấn đề phòng thủ của đất nước - cho cả Tổng thống và người dân Nga.
Nhiều người nghĩ điều này sẽ rất lãng phí, nhưng những kịch bản như tại Nam Tư vẫn cần phải được nhắc nhở lại trong thế giới hiện đại.