Trung Quốc trỗi dậy, Triều Tiên quậy, Mỹ-Nhật-Phi giương cờ xoay trục

Sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với diễn biến tranh chấp biển đảo liên tục nóng lên, một Triều Tiên quyết không từ bỏ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân khiến Mỹ và các đồng minh đau đầu.

Mới đây, tạp chí World politics Review của Mỹ đã đăng tải bài viết về những thách thức mà Mỹ và các nước đồng minh đang phải đối mặt do cục diện địa chính trị châu Á đã có nhiều thay đổi của tác giả Sheila A.Smith- chuyên gia nghiên cứu cấp cao các vấn đề Nhật Bản của Hiệp hội ngoại giao Mỹ. Nội dung như sau.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, đồng minh Mỹ - Nhật được miêu tả là nền tảng và then chốt trong chiến lược châu Á của Mỹ, tuy nhiên hơn 10 năm đã trôi qua, vai trò của liên minh chiến lược này ngày càng vấp phải nhiều sự nghi ngờ.

Những biến đổi mới của châu Á khiến người ta phải nhìn nhận lại mối quan tâm hàng đầu của Mỹ tại châu Á. Trung Quốc đã trỗi dậy, Tokyo và Washington đều có nhiều chuyên gia kêu gọi cần đưa gia sự đánh giá tổng hợp về môi trường mà đầy thách thức mà mối quan hệ đồng minh nước sắp phải đối mặt.

Quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật được coi là trụ cột an ninh châu Á
Quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật được coi là trụ cột chiến lược châu Á của Mỹ.

Nhật Bản đang cố gắng đối mặt với sự tăng trưởng chậm của kinh tế, và những nỗ lực cải cách chính trị không thể dự đoán của quốc gia này khiến sự điều chỉnh chiến lược càng khó khăn hơn. Trong nhiệm kỳ hai của tổng thống Obama, những lo ngại của nước Mỹ về sự phục hồi kinh tế trong nước và cục diện chính trị căng thẳng của Washington đã gây ra những thảo luận về việc áp dụng chính sách “tái cân bằng” châu Á.

‘Ô bảo vệ’ Mỹ lung lay, Nhật lo lắng

Nguyên nhân dẫn đến sự lo ngại này là những thay đổi quan trọng trong liên minh Mỹ Nhật nhưng không được ý thức đến. Nửa thế kỷ qua, Nhật Bản đã phát huy vai trò bổ trợ trong chiến lược khu vực của Mỹ, duy trì một lực lượng quân sự có hạn, dựa vào sự uy hiếp của Mỹ với đối thủ tiềm ẩn. Nếu cần thiết, Mỹ còn giúp Nhật Bản phòng thủ.

Sức uy hiếp rộng rãi của Mỹ đủ để bảo vệ an ninh cho Nhật Bản, trong tương lai, lực lượng quân đội Mỹ bố trí ở Nhật Bản sẽ tạo ra một bệ phóng quý giá cho sự tồn tại của lực lượng quân sự Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, hầu hết những vấn đề mà chương trình quản lý liên minh hai nước quan tâm là sự ủng hộ của Nhật Bản đối với các hành động của Mỹ ở những khu vực khác.

Tuy nhiên 10 năm qua, sự cân bằng về chiến lược của khu vực đã thay đổi, ý tưởng cho rằng bản thân Nhật Bản có thể trở thành mục tiêu tấn công đang dần dần xuất hiện trong giới quy hoạch bảo vệ an ninh của Tokyo.

Mỹ đã đưa các phi đội máy bay tàng hình 'Chim ăn thịt' F-22 tối tân tới Nhật Bản
Mỹ đã đưa các phi đội máy bay tàng hình 'Chim ăn thịt' F-22 tối tân tới Nhật Bản.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công đa nhiệm Los Angesles cũng được triển khai theo chiến lược xoay trục sang châu Á
Tàu ngầm hạt nhân tấn công đa nhiệm Los Angesles cũng được triển khai theo chiến lược xoay trục sang châu Á.

Ngoài ra, trận động đất ở miền Đông Nhật Bản và trận sóng thần do nó gây ra đã tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn về chủ nghĩa nhân đạo, điều này cho thấy liên minh Mỹ - Nhật sẽ phải đối mặt với những thách thức rộng hơn.

Nhật Bản khôi phục trở thành nước lớn của khu vực và thế giới, đồng thời thay đổi cơ cấu năng lượng của mình cũng như tiềm lực tăng trưởng kinh tế, đây đã trở thành mục tiêu chung của Tokyo và Washington. Liên minh Mỹ - Nhật còn phải tiến hành điều chỉnh để thích nghi với những thực tế mới này, tuy nhiên trong vài năm tới vẫn có một số cơ hội có thể tập trung quan tâm vấn đề quản lý khủng hoảng trong nội bộ liên minh, đồng thời có thể áp dụng hành động để tạo dựng và thích nghi với tương lai chiến lược mới của châu Á – Thái Bình Dương.

Trong 10 năm tới, Đông Bắc Á sẽ có hai sự thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình bảo vệ an ninh của Nhật Bản. Trước hết là sự phát triển của hạt nhân và tên lửa Triều Tiên. Thứ hai là sự mạnh lên của lực lượng quân sự Trung Quốc. Chương trình quốc phòng của Nhật Bản ngay sau đó phản ánh nên hai xu thế này.

Tuy nhiên mục tiêu quốc phòng mới đang phải đối mặt với những khó khăn. Kinh tế nhật Bản tăng trưởng thiếu đà và lãi suất nợ công chính phủ tăng đã làm hạn chế ngân sách chi cho quốc phòng.

Ngoài ra, sự thay đổi của nền chính trị từ hệ thống một đảng nắm quyền đến đa đảng thay phiên nắm quyền diễn ra rất trì trệ, từ đó gây ra tình trạng khó dự đoán tầng lớp lãnh đạo. Chính vì thế chương trình quốc phòng dựa vào mức độ ưu tiên của nền chính trị thường xuyên bị đánh giá và sửa đổi, chứ không phải đặt nền móng cho mục tiêu quốc phòng lâu dài, bền vững.

Nhật đang ráo riết tăng cường năng lực quân sự. Ảnh: Tàu khu trục lớp Aegis phóng tên lửa đánh chặn chống tên lửa
Nhật đang ráo riết tăng cường năng lực quân sự. Ảnh: Tàu khu trục lớp Aegis phóng tên lửa đánh chặn chống tên lửa.
Xe tăng của lục quân Nhật
Xe tăng của lục quân Nhật.

Sự điều chỉnh những xu thế an ninh này của khu vực Đông Bắc Á được bắt đầu từ thập kỷ 1990, trong 10 năm sau đó, Tokyo và Washington nỗ lực xây dựng kế hoạch đồng minh nhằm đối phó với quốc gia phát triển vũ khí hạt nhân là Triều Tiên và quốc gia có tham vọng lớn về biển là Trung Quốc, tuy nhiên đã vấp phải rất nhiều khó khăn.

Khó khăn chủ yếu đến từ sự thay đổi chính trị trong nước của Nhật Bản, tuy nhiên những nhà quyết sách Washington lại chưa quan tâm nhiều về vấn đề Nhật Bản, điều này cũng đã làm hạn chế sự thương thảo về mặt chiến lược.

Sau đó, người ta ngày càng hiểu được rằng, khả năng đối phó với khủng hoảng của đồng minh Mỹ - Nhật rất đáng phải quan tâm. Đồng minh của Mỹ ở khu vực này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đến từ các nước láng giềng.

Cho đến hiện tại, Hàn Quốc đang phải đối mặt với thách thức lớn hơn, vì những khiêu khích của Triều Tiên đã gây ra nhân tố bất ổn mới cho bán đảo Triều Tiên. Sự kiện mà Nhật Bản phải đối mặt khá đơn giản, một tàu đánh cá Trung Quốc va vào tàu của lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản tại hải vực đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Tuy nhiên chỉ vì sự kiện này mà Bắc Kinh và Tokyo đã có sự đối đầu về mặt ngoại giao, điều này cho thấy giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể còn xảy ra cục diện căng thẳng hơn.

Vai trò của Nhật Bản trong quá trình tái cân bằng châu Á của Mỹ vẫn hết sức quan trọng, những kinh nghiệm trong mấy năm qua của các nhà quản lý đồng minh Mỹ - Nhật cũng đã xác định được phương thức hoàn thiện mục tiêu của mình dưới thời tổng thống Obama.

Trung Quốc trỗi dậy, Triều Tiên ‘quậy’

Trong công tác quản lý đồng minh, Nhật Bản và Mỹ có mấy vấn đề quan trọng. Trước hết và quan trọng nhất là tiếp tục theo dõi và xoa dịu cục diện căng thẳng trong tranh chấp biển đảo. Vấn đề quan trọng thứ hai là tiếp duy trì hợp tác song phương, cải thiện sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản.

Thứ ba, cùng với sự điều chỉnh mục tiêu quốc phòng của Nhật Bản, Mỹ và Nhật Bản cần đánh giá lại phương hướng hợp tác phòng thủ song phương. Cuối cùng, Mỹ và Nhật Bản còn buộc phải suy nghĩ về nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấp, đối đầu giữa các quốc gia Đông Bắc Á và vấn đề cuối cùng sẽ tạo dựng nên sự cân bằng chiến lược ở Đông Bắc Á.

Môi trường phát triển chương trình hợp tác đồng minh giữa Tokyo và Washington vẫn rất không ổn định. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và vấn đề hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên vẫn là mối lo ngại an ninh của hai nước đồng minh này.

Tuy nhiên, trong mấy năm tới, sức sống kinh tế của Nhật Bản và Mỹ sẽ là nguồn tài sản quan trọng duy nhất của liên minh. Sự hợp tác song phương cần được mở rộng thêm một bước, đưa vấn đề kinh tế và những thách thức về năng lượng mà hai nước phải đối mặt vào chương trình hợp tác này.

Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ
Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Có thể các nhà quyết sách Tokyo và Washington đã có những thảo luận thẳng thắn về sự ảnh hưởng của tinh thần chủ nghĩa dân tộc Đông Bắc Á đối liên minh Mỹ - Nhật. Muốn loại trừ những manh động của chủ nghĩa dân tộc cần từng bước hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp và tổ chức các cuộc đối thoại chính trị thể hiện thế mạnh hợp tác của Đông Bắc Á, tuy nhiên vẫn còn một chặng đường rất dài phải đi.

Sự ổn định của khu vực không những được quyết định bởi sự điều chỉnh chiến lược về mặt quân sự, mà còn sẽ gắng kết thành công mục tiêu liên minh với nguyện vọng của nhiều quốc gia châu Á – Thái Bình Dương hơn.

Mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Hàn Quốc ra đời do quân đội Mỹ phải giải quyết các vấn đề của Hàn Quốc sau chiến tranh, và sau đó là nhờ có sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc. Tháng 6-1950, Triều Tiên đã phát động cuộc tấn công đối với quốc gia mới độc lập là Hàn Quốc. Kể từ đó trở đi, mặc dù số lượng binh lính Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc có sự thay đổi ở từng gian đoạn, nhưng quân đội Mỹ luôn có mặt trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Trong 10 năm đầu sau khi độc lập, chính sách then chốt của Hàn Quốc đối với Triều Tiên là thông qua mối quan hệ đối tác với Mỹ, ngăn cản Triều Tiên tấn công chiếm Hàn Quốc. Mục tiêu lâu dài là lợi dụng sự sụp đổ của Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của Seoul – đồng thời cũng dưới sự ủng hộ của Mỹ, thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Nhưng Triều Tiên chưa bao giờ sụp đổ, còn Hàn Quốc lại vô tình trở thành một siêu sao trong giới kinh tế quốc tế, thông qua sự lao động vất vả và trí tuệ của người dân nước này mới có được độ ảnh hưởng quốc tế. Hàn Quốc trở thành một quốc gia dân chủ tự do, điều này đã giúp quốc gia này giải phóng được nguồn tài nguyên nhân lực.

Những chuyển biến về kinh tế và chính trị của Hàn Quốc sau đó đã giúp quốc gia này trở thành một đối tác được Mỹ coi trọng hơn. Mặc dù vấn đề an ninh vẫn là nội dung then chốt trong quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn, nhưng quan niệm giá trị chính trị chung giữa hai nước, sự trao đổi mật thiết về thương mại và mối liên hệ ngày càng sâu sắc trong vấn đề binh lính đồn trú đã tạo ra nền tảng vững chãi hơn cho liên minh này, dự đoán sau khi bán đảo Triều Tiên thống nhất, nền móng này vẫn tiếp tục tồn tại.

Trong 10 năm qua, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia tham gia và các sự vụ toàn cầu có lợi ích toàn cầu. Thông qua việc tổ chức các hoạt động cấp cao, tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình, các nhà hoạch định chính sách của Hàn Quốc đã nâng cao hình ảnh quốc gia cho nước này, thể hiện chính sách “Hàn Quốc toàn cầu của mình.

Xét về tổng thể người Hàn Quốc đón nhận sự xuất hiện của thời đại “Hàn Quốc toàn cầu”. Tuy nhiên khả năng đóng góp của Hàn Quốc đối với an ninh quốc tế, đặc biệt là năng lực bố trí lực lượng trong các chiến dịch ở nước ngoài của quân đội Hàn Quốc luôn bị hạn chế, chỉ cần Seoul vẫn phải đối phó với mối đe dọa tiềm ẩn từ phương Bắc. Chỉ cần Bình Nhưỡng vẫn múa võ giương oai ở phương Bắc, quân đội Hàn Quốc ở nước ngoài luôn phải đối mặt với nguy cơ “bị triệu hồi về nước”.

Sự khó lường của Triều Tiến khiến Mỹ-Hàn bối rối
Sự khó lường của Triều Tiến khiến Mỹ-Hàn bối rối.

Tháng 2-2013, tổng thống Park Geun-Hye lên nhận chức tổng thống, các chính sách ngoại giao và quốc phòng của vị tổng thống này có nhiều điểm khác với người tiền nhiệm, tuy nhiên cùng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài Hàn Quốc, đặc biệt là những thay đổi trong mối quan hệ với Triều Tiên và Trung Quốc, những chính sách này cũng sẽ có nhiều thay đổi.

Mặc dù khái niệm “Hàn Quốc toàn cầu” vẫn được những người sùng bái Hàn Quốc ở Washington chào đón rộng rãi, tuy nhiên chính sách trung tâm của bà Park Geun-Hye ở châu Á vẫn đồng nhất với chính sách trọng tâm hướng về châu Á của Mỹ, điểm này cũng được bà Park Geun-Hye nhắc đến trong buổi nói chuyện với quốc hội Mỹ.

Chính quyền tổng thống Obama dịch chuyển tài sản quân sự, kinh tế và ngoại giao của Mỹ từ khu vực khác về Đông Á để tái cân bằng, điều này sẽ giúp Mỹ tăng cường phân bổ nguồn tài nguyên theo vấn đề mà Hàn Quốc quan tâm. Cùng với đó, một vấn đê phức tạp có liên quan là rất nhiều người Hàn Quốc cho rằng, một mục đích mà Mỹ chuyển hướng sang châu Á là ngăn chặn Trung Quốc. Hàn Quốc sẽ cố gắng hết sức để tránh đối đầu với Bắc Kinh.

Do mối quan hệ Hàn Quốc – Mỹ đang ở trong thời kỳ trăng mật gần gũi, không khỏi khiến người ta lại lo ngại mối quan hệ này khó có thể duy trì lâu dài. Ngoài ra, hai nước Hàn – Mỹ vẫn chưa giải quyết được những bất đồng xung quanh vấn đề thiết bị hạt nhân dân dụng của Seoul.

Chính quyền tổng thống Obama và tổng thống Park Geun-Hye sẽ phải đối mặt với một khu vực bất ổn. Năm 2012, gần như các quốc gia quan trọng ở khu vực Đông Bắc Á đều đã hoàn thành việc thay thế lãnh đạo. Những ảnh hưởng của việc thay thế dàn lãnh đạo trên quy mô lớn này vẫn chưa rõ ràng, nhưng quan hệ đồng minh Hàn – Mỹ sẽ là một nhân tố ổn định quan trọng.

Mỹ - Phi thân nhau hơn nhờ...Trung Quốc

Trước năm 1992, quan hệ an ninh Philippines – Mỹ lấy các hiệp định phòng thủ của hai bên làm khung cơ sở. Năm 2001, Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh chống khủng bố toàn cầu, sau đó, từ năm 2008, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu trở nên căng thẳng, tất cả những yếu tố này đã khiến mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Philipipines được tái thiết lập.

Quan hệ an ninh giữa Mỹ và Philippines bắt đầu sôi động trở lại, liên minh này thực hiện hai mục tiêu chính trị. Trước hết, Manila giành được sự ủng hộ của Mỹ trong chiến dịch chống khủng bố và dẹp quân phiến loạn của chính phủ Philippines.

Thứ hai, mối quan hệ Tđồng minh giữa Washington và Manila được phát triển sâu rộng không những chỉ để chĩa mũi nhọn vào tổ chức khủng bố, mà còn để đối đầu với sự ảnh hưởng về chính trị và kinh tế của Bắc Kinh ở Philippines. Cùng với sự nâng cao sức mạnh của quân đội Trung Quốc, Trung Quốc ngày càng thể hiện thái độ cứng rắn trong vấn đề biển Đông, chính vì thế, hiện tại Mỹ định kỳ cung cấp các chương trình đào tạo kỹ thuật và viện trợ quốc phòng cho lực lượng vũ trang Philippines là để củng cố mối quan hệ đối tác an ninh Mỹ - Phi.

Quân đội Mỹ-Philippines gần đây liên tục tập trận
Quân đội Mỹ-Philippines gần đây liên tục tập trận.

Tháng 4-2012, Philippines và Trung Quốc xảy ra cuộc đối đầu ở bãi cạn Scarborough/đảo Hoàng Nham, sự kiện này đã phản ánh nên một thực tế của cộng đồng quốc tế - sức mạnh hải quân của Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh nặng nề cho Philippines.

Rõ ràng, Trung Quốc đã coi Philippines là một mục tiêu đặc biệt trong trò chơi địa chính trị của mình. Do thực trạng quân đội Philippines rất lạc hậu, tổng thống đương nhiệm Benigno Aquino thừa nhận, trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Philippines buộc phải có được sự ủng hộ về mặt ngoại giao và viện trợ về quân sự của Mỹ.

Kể từ khi độc lập – tức từ năm 1946 đến nay, Philippines luôn phải đối mặt với các nhóm ly khai trong nước. Bản báo cáo về lực lượng quân sự vũ trang Philippines tháng 9-2007 chỉ ra rằng, vũ khí thiết bị lạc hậu đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu suất tiêu diệt lực lượng phiến loạn của quân đội. Bản báo cáo này cũng chỉ ra thêm, một điều tồi tệ hơn là, do chủ yếu tập trung vào các hoạt động chiến đấu với cường độ thấp, sức mạnh và tài nguyên của quân đội không tập trung và công trình hiện đại hóa quốc phòng bên ngoài.

Chính vì thế, khi đối mặt Trung Quốc, chính phủ Philippines chỉ có thể đưa ra những kiến nghị về ngoại giao và an ninh để tăng cường lòng tin, ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự song phương, tổ chức tập trận chung và tuần tra.

Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9, quan hệ đồng minh Mỹ - Phi được phát triển trở lại, điều này đã tạo thuận lợi để Manila xin sự trợ giúp của Mỹ nhằm đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Từ năm 2009, Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ cứng rắn về vấn đề biển Đông, Ủy phan phòng thủ chung Mỹ - Phi ngày càng lo ngại về điều này. Trong cuộc hội nghị hàng năm tổ chức tháng 8-2010, ngoài việc thảo luận những điểm bùng nổ tiềm ẩn về cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc, ủy ban này còn thảo luận những thách thức an ninh mà hai nước phải đối mặt như chủ nghĩa khủng bố, vũ trang ly khai trong nước và vấn đề an ninh trên biển…

Mỹ và Philippines quyết định sẽ hỗ trợ nhau về mặt quân sự để nâng cao năng lực tác chiến phối hợp của lực lượng vũ trang hai nước, cùng với đó, dưới sự viện trợ an ninh rộng rãi của Mỹ, quân đội Philippines sẽ được nâng cao khả năng bảo vệ lãnh thổ.

Tuy nhiên, dù sợ viện trợ về vật chất và kỹ thuật mà Mỹ dành cho Philippines lớn đến đâu, quốc gia này cũng không thể đủ sức đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông với thái độ cứng rắn. Do sức mạnh quân sự có hạn, Manila đã từng yêu cầu Mỹ đưa ra lời cam kết phòng thủ và an ninh cụ thể đối với mình.

Tháng 1-2012, cuộc đối thoại an ninh song phương Mỹ - Phi được tổ chức tại Washington, trong cuộc đối thoại này, quan chức ngoại giao và quốc phòng Philippines nhấn mạnh, cần mở rộng sự tồn tại về mặt quân sự của Mỹ tại Philippines. Đề nghị này một mặt xuất phát từ những lo ngại về sức mạnh của hải quân Trung Quốc và thái độ cứng rắn của hải quân nước này ở khu vực Đông Á, mặt khác cũng phù hợp với phương châm chiến lược của chính quyền tổng thống Obama.

Tuy nhiên, việc tăng cường sự tồn tại về mặt chiến lược của Mỹ tại Philippines chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối của một số nhân vật chính trị theo chủ nghĩa dân tộc và tổ chức cánh tả của Philippines.

Việc tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ còn khiến Philippines bị hạn chế về các biện pháp ngoại giao khi đàm phán với Trung Quốc về vấn đề giải quyết hòa mình mối tranh chấp lãnh thổ, đồng thời còn ảnh hưởng xấu đến quan hệ thương mại Trung – Phi. Chính vì thế, chính quyền tổng thống Benigno Aquino buộc phải tập trung đủ nguồn tài nguyên chính trị nhằm đối phó với các cuộc biểu tình trên quy mô lớn và di chứng kinh tế mà dấu chân chiến lược dày đặc của Mỹ có thể gây ra.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại