"Trung Quốc loạn mất rồi!"

My Lan |

(Soha.vn) - Trước vụ một nữ cảnh sát say rượu nằm ngất bên lề đường bị 3 kẻ ăn mày cưỡng hiếp, người dân tỏ ra vô cùng hả hê, hàng trăm bình luận tung hô thủ phạm.

Sự thù hằn là thứ hiện hữu khắp nơi ở Trung Quốc. Người nghèo thù người giàu. Người bị thua thiệt ghen tức với người được hưởng đặc quyền. Người dân ghét quan chức. Cộng đồng ghét nước Mỹ - vốn là kết quả của chiến dịch tuyên truyền chống Mỹ của chính phủ vẫn đang còn được duy trì.

Dân chúng hả hê vì cảnh sát bị hiếp, giết

Yang Jia, sinh viên người Bắc Kinh, đã dùng dao sát hại 6 cảnh sát và làm bị thương 5 người tại Thượng Hải hôm 1/7/2008. Hơn 4 tháng sau đó, Yang bị xử tử hình. Trong khi đó, công chúng lại tung hô Yang là “anh hùng lớn”.

Người ta tụ tập bên ngoài phiên tòa xử Yang, mặc những chiếc áo phông in hình chân dung Yang và tuyên bố của cậu ta: “Nếu các người không cho tôi một lời giải thích, tôi sẽ cho các người lời giải thích”. Một lá cờ của nhóm biểu tình này ghi dòng chữ “Hung thủ sẽ sống mãi trong tim chúng tôi”. Thậm chí, một bộ phim với tiêu đề “Life in angry blossom” (tạm dịch: Sống trong giận dữ) cũng được chiếu trên kênh MTV với nội dung ca ngợi Yang.

Giữa vô vàn những bình luận ca tụng Yang, chỉ có duy nhất một tiếng nói yếu ớt: “Nhưng rút cuộc, cậu ấy vẫn giết những cảnh sát vô tội mà…”.

	Một người dân Trung Quốc cầm dao dọa cảnh sát.

Một người dân Trung Quốc cầm dao dọa cảnh sát.

Trước vụ việc một nữ cảnh sát tại Văn Thành (Chiết Giang) say rượu, nằm ngất bên lề đường và bị 3 kẻ ăn mày cưỡng hiếp được đăng tải trên internet, người dân cũng tỏ ra vô cùng hả hê, hàng trăm bình luận đều nhất loạt ủng hộ những kẻ thủ ác. Cũng chỉ có một bình luận duy nhất phản đối việc này.

Tờ Boxun.com cho biết: “Một vài quan chức cấp cao buồn phiền nói rằng sẽ không thể biết được người dân ghét quan chức thế nào nếu họ không đọc những bình luận đó. Mọi người đã đánh mất đi sự công tâm và ủng hộ hành vi cưỡng hiếp của những kẻ ăn mày. Trung Quốc loạn rồi!”.

Nỗi oán hận người giàu

Cherry Chang, biên tập viên một tạp chí của Thượng Hải cho biết chiếc xe Porsche màu đỏ của cô đã bị phá hoại 3 lần trong suốt 2 tuần. Chiếc Lamborghini đắt tiền của bạn cô cũng không khá khẩm gì hơn.

Chang tỏ ra đầy bức xúc: “Tôi nghĩ có nhiều người trong thành phố này ôm nối oán hận sâu sắc với người giàu”.

Theo tờ Wall Street Journal, hầu hết những người giàu ở Trung Quốc đều có chung một đặc điểm: Họ có liên hệ với một quan chức chính phủ nào đó. Một khảo sát năm 2006 do một vài viện nghiên cứu của Trung Quốc thực hiện cho thấy gần 90% lãnh đạo hàng đầu nước này trong các lĩnh vực như tài chính, ngoại thương, phát triển bất động sản, xây dựng, chứng khoán đều là con ông cháu cha. Thêm nữa, có tới 90% tỉ phú Trung Quốc là con cháu các quan chức cấp cao.

Yi Zhao, một công chức tại Quảng Đông thẳng thắn thừa nhận ông không thích người giàu có. “Hầu hết bọn họ đều giàu lên nhờ lợi dụng người nghèo. Hãy nhìn những người vận hành thị trường bất động sản mà xem. Họ kiểm soát thị trường nhà đất nhằm đẩy giá lên cao hơn và thu nhiều lợi nhuận… Có công bằng không khi mà đại bộ phận người dân không có khả năng mua một căn hộ, thậm chí là khi chúng tôi chắt bóp cả 3 đời?”.

	Người nghèo Trung Quốc dường như có một mối thù hằn với tầng lớp người giàu nước này.

Người nghèo Trung Quốc dường như có một mối thù hằn với tầng lớp người giàu nước này.

60% thương tiếc trùm khủng bố Bin Laden

Sau khi Osama bin Laden bị tiêu diệt, rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự thương tiếc, đồng thời ca tụng trùm khủng bố là anh hùng chống Mỹ, mặc dù những hành động do ông ta cầm đầu đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người vô tội.

Trong số 480.000 người Trung Quốc tham gia vào một cuộc khảo sát của báo Phượng Hoàng về Bin Laden, có tới 60% lựa chọn phương án “Buồn, một người đấu tranh chống Mỹ đã ngã xuống”, chỉ có 18% lựa chọn “Hạnh phúc, kẻ đứng đầu những kẻ khủng bố cuối cùng đã bị tiêu diệt”.

Khi Tổng thống Mỹ Obama mở tiệc đón Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Hồ Cầm Đào tại Nhà Trắng, nghệ sĩ Lang Lang được mời tới chơi nhạc. Anh này đã chơi một bản nhạc có tên là “Đất mẹ” trích trong một bộ phim Trung Quốc năm 1956 tên là “Trận chiến trên núi Shanggangling”, ca ngợi quân đội nhân dân anh hùng đã đánh bại “những tên chó hoang” (cách mà người Trung Quốc ám chỉ quân đội Mỹ) trong chiến tranh Triều Tiên. Cư dân mạng Trung Quốc hả hê ca tụng Lang Lang vì đã tát thẳng vào mặt người Mỹ, bất chấp việc nam nghệ sĩ 28 tuổi này khẳng định rằng anh ta không có ý định xấu khi lựa chọn bản nhạc.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại