Hồi tháng 4/2013, Trung Quốc đã cho phóng Gaofen-1, vệ tinh quan sát trái đất độ phân giải cao đầu tiên của nước này. Cuối tuần trước (19/8), Trung Quốc đã cho phóng tiếp Gaofen-2.
The Diplomat dẫn nguồn tin từ Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc cho biết, mục đích sử dụng của "hàng chục đường hầm" này vẫn chưa được xác định chính xác. Song, giới truyền thông cho rằng theo các bản báo cáo trước đây, những con đường bí mật này được xem là tuyến đường huyết mạch của những kẻ vượt biên giữa hai nước Trung Quốc và Triều Tiên. Ngoài ra, các nhóm khủng bố và phiến quân Duy Ngô Nhĩ cũng thường xuyên di chuyển dưới đường hầm để ra nước ngoài đi đào tạo.
Đối với riêng Trung Quốc, những tuyến đường hầm tại khu vực Tân Cương thực sự là vấn đề rất đáng lo ngại. Bởi lực lượng "Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan" (ETIM) và chi nhánh "Đảng Hồi giáo Turkestan" (TIP) đều đặt căn cứ tại nhiều vùng thuộc Pakistan. Các nhóm cực đoan này được cho là lực lượng đào tạo cho nhiều nhóm phiến quân trong khu vực bao gồm al-Qaeda và Phong trào Hồi giáo Uzbekistan – tổ chức bị cáo buộc đứng sau vụ tấn công nhằm vào sân bay quốc tế Karachi hồi tháng Sáu.
Do đó, những chương trình huấn luyện tại nước ngoài sẽ giúp các nhóm khủng bố vốn là chi nhánh của mạng lưới ETIM và TIP cũng như các nhóm phiến quan Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tăng thêm mức độ tinh vi hoạt động. Lo ngại hơn sau khi được đào tạo, những chiến binh này sẽ quay trở về Trung Quốc để tiến hành các vụ tấn công khủng bố. Điều này cho thấy sự tồn tại của các đường hầm xuyên biên giới là một mối đe dọa tiềm năng tới an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Mặc dù, điểm đến của các con đường hầm bí mật không được giới truyền thông Trung Quốc tiết lộ. Song, Tân Cương hiện lại là khu vực giáp ranh với rất nhiều quốc gia bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan và Pakistan.
Với thông tin các con đường hầm này nằm tại phía tây bắc Tân Cương cho thấy chúng kết nối miền đông Trung Quốc với Kazakhstan và Kyrgyzstan. Nhiều khả năng người Ngô Duy Nhĩ đã sử dụng các con đường hầm bí mật để đi di cư thay vì lực lượng phiến quân ra nước ngoài đi đào tạo.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc hiện đang áp dụng hàng loạt biện pháp giới hạn cấp phép ra nước ngoài đối với người Ngô Duy Nhĩ tại Tân Cương. Do đó, những người muốn di cư buộc phải đi theo con đường bất hợp pháp. Thậm chí, nhằm triệt tiêu nạn di cư của người Ngô Duy Nhĩ, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nước sở tại, nơi có người Ngô Duy Nhĩ tới sinh sống, có biện pháp buộc những người này quay trở về nước. Trong đó, những quốc gia Trung Á như Kazakhstan hiện là điểm đến lý tưởng đối với những người Ngô Duy Nhĩ di cư.
Ngoài ra, những đường hầm xuyên biên giới Trung – Triều cũng đang là vấn đề gây đau đầu cho giới chức Trung Quốc. Bởi lâu nay, người dân Triều Tiên thường có xu hướng vượt biên qua Trung Quốc với hy vọng xây dựng một cuộc sống mới tại quốc gia láng giềng hoặc coi đây là điểm trung chuyển để sang các nước khác. Nhiều báo cáo trước đây cho biết người dân Triều Tiên đã sử dụng những con đường hầm bí mật để chạy sang khu vực phía đông bắc Trung Quốc.
Bản báo cáo của Liên Hợp Quốc mới đây cũng nhấn mạnh Bắc Kinh đã buộc "hàng chục ngàn người Triều Tiên phải hồi hương". Tuy nhiên, đa phần những người này khi trở về Triều Tiên lại phải đối mặt với án tù hoặc bị tra tấn và thậm chí tử hình.
Đặc biệt, Triều Tiên còn là một nhà cung cấp lớn mặt hàng ma túy đặc biệt là ma túy tổng hợp cho Trung Quốc. Do đó, khả năng những đường hầm xuyên biên giới Trung – Triều được sử dụng với mục đích buôn lậu.