Kể từ khi dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép đá Gạc Ma của Việt Nam, Trung Quốc đã liên tục cải tạo, xây dựng nhiều thế hệ công trình từ nhà tạm đến nhà kiên cố tại đây, nhằm biến Gạc Ma thành căn cứ quân sự, phục vụ mưu đồ bành trướng Biển Đông. Gần đây, tiến độ và quy mô các hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Gạc Ma ngày càng nguy hiểm.
Hồi giữa tháng 5, Bộ ngoại giao Philippines đã công bố những bức ảnh mà họ khẳng định rằng “cho thấy Trung Quốc đang trong giai đoạn cải tạo và mở rộng phạm vi” tại đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những bức ảnh này chụp hình ảnh đường ống dài nối với tàu nạo vét cỡ lớn đỗ tại phía tây bắc đá Gạc Ma cũng như sự thay đổi về hiện trạng tại khu vực đó, vào thời điểm tháng 2 - 3/2014.
Trên thực tế, Trung Quốc đã âm thầm tiến hành chớp nhoáng các bước xây dựng trái phép ở Gạc Ma từ đầu năm 2014.
Một số trang mạng Trung Quốc cho biết, hàng chục tàu vận tải cỡ lớn được chuẩn bị sẵn từ lâu, ngày đêm chở các khối bê tông, cát sỏi, vật liệu xây dựng từ đất liền ra. Rõ ràng, những hành vi trái phép này đã được Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng, lên kế hoạch từ rất lâu.
Theo tính toán, Trung Quốc có thể sẽ xây dựng đường băng dài từ 2 đến 3km, sẵn sàng đáp ứng cho lực lượng máy bay chiến đấu. Cho tới đầu tháng 4, Trung Quốc đã hoàn thành bước đầu dự định với một hòn đảo nhân tạo rộng khoảng 300m vuông và rõ ràng còn có mưu đồ mở rộng hơn nữa.
Bản thiết kế dự tính thể hiện công trình trái phép của TQ ở Gạc Ma.
Thiết kế căn cứ quân sự trái phép trên đá Gạc Ma do Viện Nghiên cứu và Thiết kế số 9 của Trung Quốc tiết lộ.
Theo báo WantChinaTimes (Đài Loan), tới cuối tháng 5, Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trong một bài viết của mình đã trắng trợn tuyên bố rằng Viện Nghiên cứu và Thiết kế đóng tàu số 9 (NDRI) thuộc Tổng công ty đóng tàu Quốc gia Trung Quốc sẽ xây dựng đảo nhân tạo, nhiều khả năng là ở đá Gạc Ma.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết, tại đảo này, Trung Quốc sẽ xây dựng (trái phép) các cơ sở quân sự như căn cứ không quân, cảng hải quân cũng như nhà nghỉ, khách sạn, văn phòng, sân chơi thể thao và thậm chí là trang trại nông nghiệp.
Ngay cả website của NDRI đã để lộ thông tin về một hạng mục mà họ gọi là “đề tài nghiên cứu trù bị kỹ thuật thiết kế xây dựng đảo đá ngầm ở Nam Hải”, cùng những hình ảnh thiết kế 3D về đảo đá ngầm này, trong đó có một khu vực cho tàu neo đậu, giống như một hải cảng. Theo thông tin về hạng mục, Trung Quốc sẽ sử dụng tàu chở hàng để vận chuyển và làm công trường thi công tại chỗ, nhằm nhanh chóng xây dựng được những hòn đảo nhân tạo trong thời gian ngắn.
Báo Buổi tối Quý Dương (Trung Quốc) khẳng định, những hình ảnh 3D này chính là mô hình đảo nhân tạo mà Trung Quốc âm mưu xây dựng tại Gạc Ma. NDRI sau đó đã rút những thông tin này khỏi website của mình với lý do “nhạy cảm”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không xác nhận những thông tin mà Philippines công bố, song đã ngang nhiên tuyên bố rằng: "Trung Quốc có làm điều gì trên rạn san hô này thì nó cũng hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc!".
Trong khi đó, chuyên san tình báo quân sự Jane’s (Anh) cũng công bố những bức ảnh vệ tinh của Công ty Quốc phòng và Vũ trụ Airbus, trong đó cho thấy một hòn đảo mới xuất hiện ở biển Đông. Tờ này cũng khẳng định, những hình ảnh vệ tinh mà họ có được đã ghi lại hoạt động cải tạo, mở rộng trái phép của Trung Quốc tại Gạc Ma từ tháng 2/2013.
Những hình ảnh được trang tin Đông Bắc của Trung Quốc đăng tải đầu tháng 5/2014 cho thấy hàng loạt tàu vận tải cỡ lớn của Trung Quốc tập trung xây dựng các công trình trên đảo Gạc Ma:
Tàu hộ vệ tên lửa 528 của hải quân Trung Quốc bảo vệ cho hành vi xây dựng phi pháp.
Xem thêm video: Cuộc sống của lính đảo ở Trường Sa năm 1988
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA