Tân Hoa Xã: "Mỹ đang uống thuốc độc để thỏa cơn khát quyền lực"

My Lan |

(Soha.vn) - Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã cảnh báo Mỹ nên suy nghĩ lại và suy nghĩ xa hơn về việc ủng hộ quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản.

Sau khi gay gắt chỉ trích nghị quyết dỡ bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể của Nhật Bản, Tân Hoa Xã đã thay đổi chiến thuật, chuyển hướng sang cảnh báo Mỹ về sự ủng hộ với nghị quyết mới này.

Tân Hoa Xã ngày 11/7 đã đăng tải bài viết tố cáo rằng, việc Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể là động thái "đáng báo động", không chỉ với các quốc gia láng giềng mà còn với cả Mỹ.

Tác giả bài báo làm ra vẻ công tâm khi nói rằng, Mỹ có lý do để hoan nghênh và cổ vũ mà không mảy may do dự" quyền phòng vệ tập thể của Nhật, bởi "việc nội các của ông Abe diễn giải lại hiến pháp đã mở đường cho Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn về mặt quân sự đối với các hoạt động của Mỹ trong khu vực và vì thế, bảo vệ ưu thế của Mỹ ở châu Á".

Tân Hoa Xã cố tình dùng thủ đoạn khơi lại ký ức đau thương của Mỹ về trận Trân Châu Cảng và gọi những suy nghĩ của Mỹ khi quyết định ủng hộ Nhật chỉ là "mơ mộng và thiển cận". Tờ này thậm chí còn lớn tiếng mỉa mai Mỹ rằng "siêu cường duy nhất của thế giới đang uống thuốc độc để thỏa cơn khát trở thành lãnh đạo toàn cầu và khu vực".

Cũng giống như luận điệu thường thấy trên truyền thông Trung Quốc, Tân Hoa Xã không ngần ngại gọi chính phủ của Thủ tướng Abe là "kẻ gây rối hung hăng trong khu vực" và "ngày càng hiếu chiến". Trong khi đó, trên thực tế, bản thân Trung Quốc đang bị cộng đồng thế giới lên án là hung hăng, gây hấn, không tuân thủ luật pháp quốc tế sau nhiều động thái ngang ngược ở biển Đông, bao gồm cả việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam.

Tân Hoa Xã không bỏ lỡ cơ hội để bới móc lại quá khứ đã qua của Nhật Bản và chỉ trích ông Abe đang "dẫn dắt quốc gia đi vào một con đường đầy nguy hiểm, "gợi nhớ về ngày đen tối mới chỉ các đây 7 thập kỷ".

Nnhiều quốc gia như Philippines, Australia, Singapore, Campuchia... đều ủng hộ nghị quyết mới của nội các Nhật. Các quốc gia này cho rằng, động thái mới này sẽ cho phép Nhật Bản đóng góp nhiều hơn vào việc duy trì ổn định, an ninh, hòa bình trong khu vực cũng như thế giới.

Ngược lại, những gì Trung Quốc đã làm ở biển Đông đang gặp phải sự phản đối ngày càng gay gắt từ dư luận và nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày 10/7, Thượng viện Mỹ đã nhất trí 100% thông qua Nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông, cứng rắn yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam và trả lại nguyên trạng biển Đông trước ngày 1/5/2014.

Theo Nghi quyết này, các yêu sách lãnh thổ và hành động của Trung Quốc là đi trái với luật pháp quốc tế, với Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982. Mỹ thẳn thắn lên án việc cưỡng chế, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để cản trở hoạt động hàng hải ở biển Đông và gọi đó là những hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực.

Nghị quyết này đã nhận được sự hoan nghênh, ủng hộ công khai từ nhiều quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.

Xem thêm Video: Thủ tướng Nhật Bản quyết bảo vệ quyền phòng thủ tập thể (Nguồn: VTC14)

 

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại