Sự im lặng "sát nhân" của người Mỹ tại Syria

áo cáo về việc các chiến binh nổi dậy Syria liên kết với al-Qaeda thảm sát người Kurd tại khu vực phía bắc nước này hồi tuần qua được cộng đồng quốc tế xem là một tình trạng đáng lo ngại. Nhưng điều đó dường như không đáng lo bằng sự im lặng chiến lược về vấn đề này của các phương tiện truyền thông chính phủ Mỹ và châu Âu.

Im lặng vì sợ há miệng mắc quai

Một gia đình người Kurd sống tại Syria trong một trại tị nạn.
Một gia đình người Kurd sống tại Syria trong một trại tị nạn.

Theo các báo cáo, phiến quân Hồi giáo cực đoan đã thảm sát 450 người Kurd, trong đó có 330 phụ nữ và người già, 120 trẻ em tại làng làng Abyad Tal gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ việc được cho là do Mặt trận al-Nusra, phe đối lập được tài trợ vũ trang bởi Ả Rập Saudi và Qatar, gây ra.

Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu, vốn có mối liên hệ gần gũi với Ả Rập Saudi và Qatar, lên án rất ít động thái này. Thậm chí, truyền thông phương Tây còn không muốn đăng tải các thông tin có thể phơi bày sự thất bại của họ trong việc hỗ trợ phiến quân Syria.

Bất kỳ buổi điều trần nào của Quốc hội Mỹ hoặc Anh về vấn đề Syria đều chỉ xoay quanh thông tin về các hoạt động cung cấp vũ khí bất hợp pháp hoặc sự hiện diện của CIA, MI6, Mossad cùng các lực lượng đặc biệt không công khai tham gia vào cuộc xung đột.

Theo các báo cáo khác nhau, người Kurd đang là mục tiêu của các chiến binh Mặt trận al-Nursa và Quân đội Syria Tự do ở miền bắc Syria. Những hoạt động của Mặt trận al-Nursa đối với người Kurd tại Syria được xem như là một cuộc thanh lọc sắc tộc hoặc diệt chủng.

Những kẻ Hồi giáo cực đoan đang tham chiến tại Syria với mục tiêu lợi dụng hỗn loạn để giành quyền kiểm soát khu vực miền bắc Syria, thành lập nhà nước tôn giáo độc lập mà họ gọi là "Nhà nước Hồi giáo Iraq và al-Sham" hay Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông (ISIS).

Người Kurd
Người Kurd có thể quyết định kết quả của không chỉ cuộc nội chiến tại Syria mà số phận của cả khu vực 

Việc nhiều người Kurd đã đổ máu có thể là bằng chứng cho thấy người Kurd tại Syria đã không đồng ý hợp tác thành lập liên minh với những kẻ phiến quân Hồi giáo Syria liên kết với al-Qaeda trong kế hoạch trên, Patrick Henningsen - một nhà văn, nhà báo điều tra, nhà làm phim nói với RT.

Việc Washington nhắm mắt làm ngơ cho Mặt trận al-Nusra thảm sát người Kurd là do lo sợ bị "há miệng mắc quai" khi Quốc hội Mỹ vừa đồng ý thông qua kế hoạch trang bị vũ khí cho phiến quân Syria của Nhà Trắng, mà hiện các chiến binh liên kết với al-Qaeda đang chiếm thế thượng phong trong phe nổi dậy này.

Nhiều người trong chính phủ Mỹ đang bắt đầu nhận ra rằng việc lật đổ chính phủ Tổng thống Bashar Assad đòi hỏi mức chi phí quá cao so với khả năng của họ.

Nhưng Washington không dám lên án phe đối lập Syria vì lo ngại điều đó đồng nghĩa với việc tự thừa nhận hỗ trợ cho lực lượng khủng bố quân sự nước ngoài tại Syria và gây ảnh hưởng tới uy tín của cả phương Tây khi họ đã dành rất nhiều nỗ lực hỗ trợ cho lực lượng này và những rao giảng của Mỹ trước đối thủ Nga, Trung Quốc.

Nga không im lặng

Động thái này im lặng trên của Mỹ trong vụ thảm sát đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của Nga. Trong bài phát biểu gần đây, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết ông cảm thấy một số thành viên Hội đồng Bảo an không muốn lên án các cuộc tấn công khủng bố ở Syria. Ông Lavrov cho rằng đó là một quan điểm không thể chấp nhận được và khẳng định không có tiêu chuẩn kép cho những kẻ khủng bố.

Thổ Nhĩ Kỳ vốn coi người Kurd là mối đe dọa đối với an ninh của mình, cũng bị lôi kéo vào diễn biến mới nhất trên tại Syria. Làn sóng chống người Kurd diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa Ankara và người Kurd đang dần hồi phục.

Ankara đã có những tiến bộ đáng kể hướng tới hòa bình và thậm chí đã ký kết hợp tác năng lượng song phương với Chính phủ  người Kurd ở miền Bắc Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ còn mời nhà lãnh đạo người Kurd tại Syria, Salih Muslim, tham gia đối thoại với Bộ Ngoại giao và cơ quan tình báo tại Ankara và Istanbul.

Việc cho Mỹ mượn biên giới sử dụng như một vùng đệm để triển khai các kế hoạch hỗ trợ phiến quân Syria, cho Israel mượn căn cứ không kích Syria là bằng chứng cho thấy Ankara chấp thuận trở thành "con rối" của Mỹ phục vụ các hoạt động gián tiếp can thiệp vào cuộc nội chiến tại Syria.

a
Những cuộc thảm sát người Kurd chỉ đẩy họ lại gần quân đội Syria chiến đấu chống lại quân nổi dậy đang tuyệt vọng.

Nhưng mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ ý thức rõ rằng cuộc nội chiến tại quốc gia láng giềng này không như Washington, London và Paris vẫn nghĩ. Việc Ankara bắt tay hợp tác với người Kurd ở Syria là nhằm mục đích tìm kiếm đàm phán hòa bình với đảng đối lập Đảng Công nhân người Kurd trong nước và ngăn chặn dòng chảy chiến binh khủng bố tràn từ Syria sang nước này đe dọa an ninh.

Phát ngôn viên Đảng Công nhân người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ Alan Semo cho biết: "các tổ chức như Mặt trận al-Nusra, chứ không phải người Kurd, là mối đe dọa thực sự đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ".

Tuy nhiên, đã có báo cáo ngược lại với quan điểm trên của Ankara khi nó cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ phiến quân liên kết với al-Qaeda thảm sát người Kurd ở miền bắc Syria nhằm mục đích mượn tay người ngoài tiêu diệt vĩnh viễn mối đe dọa lâu nay ở biên giới của mình.

Không ai có thể bỏ qua tầm quan trọng chiến lược và địa chính trị của phong trào người Kurd -  những người sinh sống trong khu vực nằm giữa Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Iran. Họ không có nhà nước riêng, luôn bị đe dọa và xua đuổi nhưng họ có thể quyết định kết quả của không chỉ cuộc nội chiến tại Syria mà số phận của cả khu vực bởi có tới 30 triệu người Kurd đang sinh sống trong khu vực này.

Bằng chứng là dù đã muốn tránh bị kéo vào cuộc xung đột ở Syria ngay từ những ngày đầu, nhưng sau vụ quân nổi dậy sát hại một nhà lãnh đạo người Kurd hồi cuối tháng trước, chiến binh người Kurd đã gia nhập lực lượng Tổng thống Assad chiến đấu chống lại phiến quân và hỗ trợ quân chính phủ giành được các thắng lợi liên tiếp trên chiến trường miền bắc Syria.

Vụ thảm sát người Kurd mới đây có thể trở thành động cơ mạnh mẽ khiến nhiều người Kurd nữa sát cánh bên cạnh lực lượng chính phủ Syria chiến đấu chống lại những kẻ nổi dậy đang tuyệt vọng vì thất bại liên tiếp.

Trên quy mô toàn cầu, cuộc xung đột ở Syria có thể coi là một chiến tranh ủy nhiệm. Thay vì triển khai quân đội riêng hoặc tấn công trực tiếp Syria, các cường quốc bên ngoài tiếp tục sử dụng các lực lượng khác để gây mất ổn định khu vực với hy vọng đến thời điểm thích hợp họ sẽ ra tay can thiệp trong quá trình xây dựng lại kinh tế và cải cách.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại