Trong bài bình luận của tờ The Age (Australia), tác giả cho rằng phương pháp tiếp cận của Caberra với Biển Đông cho thấy một chính sách ngoại giao mờ nhạt và có phần nhút nhát của Australia trong thế kỷ 21. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gây ác cảm về văn hóa, chính trị tương tự như sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Điều này trái ngược hẳn với chính sách ngoại giao của Australia trong thập kỷ trước – điều đã tạo ra sự ảnh hưởng nhất định đến việc giải quyết tranh chấp mà không cần phải tiếp cận trực tiếp. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Australia phân biệt rạch ròi rằng các lợi ích cần được ưu tiên hơn là các mối đe dọa.
Quan điểm truyền thống của Australia cho rằng, các tranh chấp thường liên quan đến và được điều khiển bởi 3 yếu tố: Chồng lấn lãnh thổ, cạnh tranh quyền lợi khai thác tài nguyên dầu ở đáy biển, và cạnh tranh tài nguyên thủy hải sản.
Nếu mọi chuyện diễn ra theo những gì mà Australia nhận định, việc giải quyết các tranh chấp hiện nay đơn giản chỉ cần đến các thỏa thuận hợp lý giữa các bên liên quan trực tiếp. Vậy, câu hỏi đặt ra là nếu thực sự đơn giản như vậy, tại sao các mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết hơn nửa thế kỷ qua?
Tuy nhiên, những gì đang chi phối các cuộc tranh chấp ở Biển Đông là không thể đoán trước và giải quyết được không hề dễ dàng. Sự trỗi dậy của Trung Quốc - đất nước có diện tích rộng lớn, giàu có và mong muốn trở thành lãnh đạo khu vực ăn sâu vào tiềm thức của người dân – đã sinh ra tâm lý lo ngại của các nước láng giềng. Chính xu hướng thay đổi đó đã dẫn đến một môi trường an ninh năng động hơn và linh hoạt hơn ở châu Á hiện đại so với những năm cuối thế kỷ 20.
Các tranh chấp cũng phản ánh sự lo lắng ngày càng tăng của Trung Quốc về sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng và nguồn tài nguyên khoáng sản bên ngoài. Thêm vào đó, Trung Quốc cũng tỏ ra lo sợ rằng các đối thủ sẽ dựa vào điểm yếu của mình để tìm cách chi phối các đối tác chiến lược.
Tờ The Age cho rằng, Australia phải trở lại với trở lại với nguyên tắc đầu tiên về lợi ích của mình có liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Nếu Caberra làm được điều này, Australia sẽ nhận ra lợi ích sống còn của mình đã bị đe dọa và tổn thương bởi cách tiếp cận hiện tại.
Lợi ích của Australia, đầu tiên, sẽ tồn tại chung với những tranh giành đã có trước đó trên thế giới - có thể là hàng hải, hàng không, không gian, hoặc không gian mạng. Là một quốc gia tương đối cô lập trên biển về mặt địa lý, chủ yếu phụ thuộc vào thương mại, Australia sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với hầu hết các quốc gia khác bởi sự cạnh tranh ảnh hưởng đến tính bền vững của quyền kiểm soát chung ở khu vực và trên toàn cầu.
Các vùng biển chung trước đây được kiểm soát bởi châu Âu và đồng minh thân cận của họ. Nhưng xu thế này có thể sắp kết thúc bởi sự phát triển nhanh đến chóng mặt các hệ thống vũ khí hàng hải giữa các quốc gia châu Á.
Mối quan tâm thứ hai của Australia chính là trở thành một nền kinh tế quốc tế hướng tới các chuẩn mực thương mại tự do và phát triển.
Thứ ba, và có lẽ quan trọng nhất, Australia sẽ hưởng lợi từ sức sống và sự phát triển liên tục của một trật tự quốc tế bình đẳng và dựa trên nền tảng pháp luật hợp lý.
Thứ tư , và đặc biệt hơn , Australia có mối quan tâm về cơ cấu theo một thứ tự chiến lược trong bán đảo Đông Dương - Thái Bình Dương - quần đảo kéo dài từ phía bắc Thái Lan tới miền bắc Australia. Nếu có một cuộc tấn công vũ trang vào Australia, đây là tuyến đường có nhiều khả năng đối thủ sẽ sử dụng để thực hiện hành động.
Như vậy, có ít nhất 3 lợi ích cơ bản của Australia bị đe dọa bởi các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đến nay, khả năng kiểm soát của Mỹ đối với các vùng biển đang có nhiều thay đổi, trong đó có nhiều sự xen kẽ giữa các quốc gia biển đồng minh với không đồng minh. Có nhiều nghi ngờ về việc cường quốc nào sẽ nắm thế thượng phong trong cuộc đua giành sự ảnh hưởng ở khu vực nóng bỏng này. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít sự nghi ngờ rằng Australia sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng của giai đoạn biến chuyển quyền lực ở Biển Đông.
Washington đã bước chân vào cuộc xung đột ở Biển Đông, và với tư cách là đồng minh quân sự của Mỹ, Australia dự kiến cũng sẽ phải tham gia. Việc chấp nhận Australia như là một phần của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng có thể được chấp nhận, tình trạng này đã được tranh cãi trong quá khứ và có thể là một lần nữa trong tương lai. Một Australia xa lánh khỏi một trong những điểm nóng quan trọng của thế giới này cũng có thể là một Australia có cam kết với các vấn đề khu vực được yêu cầu trong mối quan hệ với quốc tế sau này.
Truyền thống chính sách ngoại giao của Australia kéo dài suốt hơn một thế kỷ - đoàn kết với Vương quốc Anh, liên minh với Mỹ hoặc đi theo chủ nghĩa đa phương - nên Canberra quyết định để trở thành nhà hoạt động và sáng tạo trong chính sách ngoại giao của nó đối với tranh chấp Biển Đông.
Australia có thể nên khởi đầu một truyền thống ngoại giao mới: thực dụng, tập trung vào các thế mạnh vốn có nhưng linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tìm kiếm giải pháp.
Chính sách ngoại giao hờ hững của Australia với các tranh chấp Biển Đông là không bền vững. Canberra phải trở nên tham vọng hơn về vấn đề này - bởi vì cuối cùng mục tiêu chiến lược hiện nay quá nhỏ bé không thể đáp ứng được lợi ích và yêu cầu trong dài hạn.