Rạn nứt với Mỹ, Israel lộ diện là "người tình" của... Trung Quốc

Bất chấp áp lực từ Mỹ, Israel đang đẩy mạnh hợp tác và giúp Trung Quốc sản xuất các loại vũ khí hiện đại.

Tờ VPK của Nga tiết lộ trong những năm gần đây, Israel là nước xuất khẩu vũ khí và kỹ thuật sản xuất vũ khí cho Trung Quốc, chỉ xếp sau Nga.

Báo cáo của Quốc hội Mỹ về quan hệ Mỹ - Trung cũng cho rằng Israel là nhà cung cấp chính các công nghệ quân sự tiên tiến cho Bắc Kinh. Trong đó, rõ nhất là việc cung cấp thiết bị cho hệ thống đánh chặn và điều khiển hỏa lực cho hải quân của PLA. Thậm chí, có tin Israel hỗ trợ kỹ thuật sản xuất vũ khí cho Trung Quốc từ hơn 20 năm trước, tất nhiên việc hợp tác này diễn ra trong vòng bí mật.

Israel cảnh báo Mỹ đừng hợp tác với Iran trong khủng hoảng Iraq Israel cảnh báo Mỹ đừng hợp tác với Iran trong khủng hoảng Iraq

AFP đưa tin ngày 22/6, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cảnh báo Mỹ chớ hợp tác với Iran trong nỗ lực kéo Iraq ra khỏi khủng hoảng.

Việc Israel "đi đêm" với Trung Quốc bất chấp áp lực của Mỹ cho thấy mối quan hệ giữa Tel Aviv và Washington đã có những rạn nứt nghiêm trọng bất chấp lãnh đạo Mỹ từng nhiều lần khẳng định quan hệ "không thể phá vỡ" giữa hai nước.

Israel và Mỹ từ lâu đã không cùng nhìn về một hướng, đặc biệt hai nước bị đẩy ra xa nhau khi tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông do Mỹ làm trung gian rơi vào ngõ cụt mà nguyên nhân chính là cuộc tấn công của quân đội Israel vào dải Gaza hồi tháng 8 vừa qua.

Mới đây nhất, Washington đã bày tỏ bất bình đối với những câu trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ trích quan điểm của Nhà Trắng trong vấn đề khu định cư Do thái.

Trước đó, Nhà Trắng đã gay gắt chỉ trích kế hoạch của Tel Aviv xây khu định cư Do Thái mới gồm 2.610 căn nhà tại Đông Jerusalem, cảnh báo kế hoạch này sẽ đẩy Israel rời xa các đồng minh thân cận nhất, đồng thời bày tỏ nghi ngờ về những cam kết của Tel Aviv đối với nỗ lực xây dựng hòa bình với Palestine.

Thậm chí, trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Netanyahu tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng bày tỏ quan ngại về kế hoạch này.

Đáp lại sự chỉ trích trên, trong chương trình trả lời phỏng vấn của Đài CBS ngày 5/10, Thủ tướng Netanyahu, đã cho rằng quan điểm gay gắt của Washington đối với kế hoạch xây dựng khu định cư của Tel Aviv là "đi ngược lại các giá trị của Mỹ" và "không hỗ trợ cho hòa bình".

Phản ứng lại bình luận trên của Thủ tướng Israel, ngày 6/10, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định chính sách của Mỹ là rõ ràng và không thay đổi dưới thời kỳ lãnh đạo của đảng Dân chủ hay Cộng hòa.

Theo ông Earnest, Mỹ phản đối các hành động đơn phương nhằm tìm cách áp đặt trong các vấn đề liên quan đến quy chế cuối cùng, trong đó có cả quy chế của Jerusalem, được nêu ra trong tiến trình đàm phán Trung Đông.

Ông Earnest nhấn mạnh vấn đề này chỉ có thể được giải quyết một cách hợp pháp thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên và Tổng thống Mỹ đang nỗ lực để thúc đẩy tiến trình này.

Người phát ngôn Nhà Trắng còn chỉ trích Thủ tướng Israel đã không thừa nhận sự hỗ trợ của Mỹ dành cho đồng minh của mình trong suốt những năm qua, trong đó có việc Mỹ đã viện trợ 225 triệu USD cho Israel xây dựng hệ thống phòng thủ Vòm Sắt nhằm ngăn chặn các quả rocket của phong trào Hồi giáo Hamas bắn sang Israel.

Ông Earnest tuyên bố giá trị của Mỹ là đã dành cho Israel sự ủng hộ không thay đổi đối với các nỗ lực nhằm tăng cường hệ thống an ninh, bảo vệ cuộc sống của dân thường Israel.

Rõ ràng, Mỹ và Israel ngày càng khác biệt trong quan điểm liên quan đến vấn đề hòa bình Trung Đông hay cách ứng phó với các vấn đề khu vực và quốc tế. Thái độ của Israel khiến giới quan sát cho rằng Tel Aviv, vốn là cánh tay nối dài của Mỹ tại Trung Đông, muốn thoát khỏi sự kiểm soát và điều khiển của ông bạn đồng minh lớn nhất này. Và cách giảm dần ảnh hưởng của Mỹ mà Israel lựa chọn là bắt tay với Trung Quốc, vốn được coi là "kẻ thù" của nước Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel nói kháy Ngoại trưởng Mỹ Bộ trưởng Quốc phòng Israel nói kháy Ngoại trưởng Mỹ

Bộ trưởng Quốc phòng Israel đã dành những lời lẽ mỉa mai về những nỗ lực kiến tạo hòa bình cho người Palestine và Do Thái của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Bất chấp phản ứng của Mỹ, Israel vẫn xích lại gần Trung Quốc. Sự hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là về công nghiệp quốc phòng có lẽ khiến Mỹ cực kỳ lo ngại bởi Israel được xem là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về các công nghệ cao trong quân sự.

Công nghệ Israel là mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc trong các dự án của mình, theo thời gian Trung Quốc có thể cạnh tranh ngay cả với Mỹ. Đến nay, đã có khoảng 1.000 công ty của Israel tham gia vào các dự án khác nhau ở Trung Quốc.

Vào năm 2000, Washington đã gây sức ép để Israel hủy bỏ thương vụ bán máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Phalcon cho Trung Quốc. Theo các nguồn tin, Israel đã bồi thường cho Trung Quốc 300 triệu USD từ thương vụ này.

Có thể thấy, trong mối quan hệ tay ba, Trung Quốc đang là nước được hưởng lợi nhiều nhất. Và điều quan trọng hơn cả là Trung Quốc đã sử dụng được chính đồng minh thân thiết nhất của Mỹ để đối phó với nước này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại