"Ông lớn" Trung Đông đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ tránh xa khỏi Dải Gaza

Thùy Trang |

Quan chức Israel, trên tờ Haaretz, nhắc tới việc Ai Cập yêu cầu giải thích về tiến triển mới trong đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là trong can thiệp của nước này vào Dải Gaza.

Nguyên nhân khiến Ai Cập không hài lòng, theo các quan chức trên, là việc báo đài Israel liên tục đăng tin về những bước đột phá trong tiến trình đàm phán hòa giải với Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời, truyền thông Ankara cũng đề cập đến việc Tel Aviv đã chấp nhận nới lỏng cấm vận ở dải Gaza.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Ai Cập đã gặp mặt chính thức Đại sứ Israel là Haim Koren để xác nhận tính chính xác của những bài báo trên, đồng thời đặt ra câu hỏi rằng liệu Israel và Thổ Nhĩ Kỳ có thực sự sắp tiến tới hòa giải hay không.

Gần đây, Đại sứ Ai Cập tại Tel Aviv cũng nhắc tới vấn đề tương tự trong cuộc họp với lãnh đạo Bộ Ngoại Giao Israel ở Jerusalem, bộc lộ rõ thái độ phản đối mọi sự nhượng bộ từ phía Israel đối với Thổ Nhĩ Kỳ của Ai Cập trong những vấn đề liên quan đến Dải Gaza.

Các quan chức này cũng lưu ý thêm rằng trong hai năm vừa qua, quan hệ giữa Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Reccep Tayyip Erdogan đã rạn nứt nghiêm trọng.

Nguyên nhân là do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và đảng cầm quyền AKP đứng ra ủng hộ cựu Tổng thống Ai Cập là Mohammed Morsi và hoạt động của tổ chức Anh em Hồi giáo ở nước này.


Sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cựu Tổng thống Ai Cập Morsi là một trong những nguyên nhân khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nước rạn nứt. Ảnh: AP

Sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cựu Tổng thống Ai Cập Morsi là một trong những nguyên nhân khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nước rạn nứt. Ảnh: AP

Sau khi ông Morsi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính, Tổng thống Erdogan đã lên tiếng chỉ trích gay gắt, và thậm chí cho đến ngày hôm nay vẫn chưa công nhận ông al-Sisi là Tổng thống Ai Cập.

Sau phát ngôn của Tổng thống Erdogan, Ai Cập ra lệnh trục xuất Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11/2013, khiến mối quan hệ của hai nước từ đó càng thêm đi xuống.

Quan hệ mật thiết của Thổ Nhĩ Kỳ với phong trào Hồi giáo Hamas cũng là một lí do khác khiến tình hình ngoại giao giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ thêm phần căng thẳng.

Mong muốn của Ai Cập hiện nay là duy trì áp lực tối đa đối với Hamas cũng như kìm hãm mọi nỗ lực nhằm nới lỏng cấm vận của Israel, đặc biệt nếu điều đó đi kèm với việc gia tăng can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ ở Gaza.

Gần đây, khi đàm phán với Israel, Tổng thống Erdogan đã bày tỏ rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn đưa tàu cung cấp điện và vật liệu xây dựng trực tiếp đến Gaza. Ông cũng nhắc lại việc Israel từng chấp nhận gỡ bỏ cấm vận nếu đồ viện trợ được đưa đến Gaza thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.


Quan điểm đối lập về phong trào Hồi giáo Hamas cũng là lí do gây bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Ảnh: AP

Quan điểm đối lập về phong trào Hồi giáo Hamas cũng là lí do gây bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Ảnh: AP

Tuần trước, nhật báo Hurriyet đã đưa tin về việc Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Israel trao quyền tự do đi lại nhằm cung cấp đồ cứu trợ cho Dải Gaza.

Bài báo trên cũng chỉ ra rằng, theo lời của các quan chức cấp cao tại đây, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ coi sự chấp thuận của Israel đồng nghĩa với việc hoàn thành các điều khoản về gỡ bỏ cấm vận nước này đặt ra.

Một viên chức cấp cao của Israel nhận định rằng bất hòa giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ chính là một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc giảng hòa với Thổ Nhĩ Kỳ.

Viên chức này cũng cho biết Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang lo lắng rằng nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ ở Gaza nhằm hòa giải sẽ phá hỏng mối quan hệ chiến lược của Israel với Ai Cập.

Ngoài ra, ông còn nhắc tới việc quan chức Israel từng nhiều lần cố gắng giảng hòa bất đồng của hai nước, xoa dịu sự phản đối của Ai Cập đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào Gaza nhưng cho đến nay vẫn không có kết quả.

Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Israel là Emmanual Nahshon công nhận việc Ai Cập yêu cầu Israel giải thích về mọi bước tiến trong đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ.

Vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ có xuất hiện trong các cuộc đối thoại của chúng tôi. Ai Cập muốn được biết về tình hình diễn biến sự việc” - ông nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại