Gần đây, vào ngày 30/4/2013, một học giả Trung Quốc có bút danh Li Wa Dang đã đăng tải trên Sina - diễn đàn mạng lớn nhất Trung Quốc bài viết của mình mang tên “Đường chín đoạn, giữ hay bỏ”. Bài viết đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và đồng cảm của người đọc, được nhiều trang web trích dẫn lại.
Học giả Li Linh Hua đã trích lại lời của học giả Li Wa Dang đã nói trên trang của mình: “Việc nước ta (Trung Quốc) đơn phương lập đường chín đoạn chồng chéo trên các vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của các nước láng giềng ở Biển Đông, gây ra một loạt các sự khác biệt và mâu thuẫn, trái với tinh thần của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982”.
Ngoài ra, ông còn tỏ rõ quan điểm cá nhân và cho rằng: “Nhà nước (Trung Quốc) nên xem xét nghiêm túc các kiến nghị của học giả Li, bãi bỏ “các đường thể hiện lịch sử truyền thống” để có thể mở đường cho việc giải quyết gốc rễ của vấn đề Biển Đông”.
Theo học giả Li Wa Dang, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông bắt nguồn từ “đường chín đoạn”. Điều này sẽ phải được giải quyết trước nhất và quan trọng nhất trong quá trình tìm kiếm hòa bình trên Biển Đông. Sau đó, học giả Li Wa Dang đã phân tích về đường chín đoạn.
Học giả Li cho rằng bản đồ “đường chín đoạn” là không có căn cứ. Vào thời điểm đó, tất cả các bên ở Biển Đông đã có lý do rõ rang của họ liên quan đến các quần đảo trên biển, chỉ có “đường chín đoạn” là vô căn cứ và vô lý.
“Đường chín đoạn” khởi nguồn từ năm 1936, khi một viên chức Trung Quốc có tên là Bai Meichu đã tự động vẽ “một bản đồ mới của Trung Quốc” có các vạch nối gồm 11 đoạn. Học giả Li đã khẳng định đường vẽ này được rút ra từ một ý tưởng rất chủ quan.
Đến năm 1953, “đường 11 đoạn” đã được rút lại còn “đường chín đoạn”. Tuy nhiên, không ai có thể xác định được ý nghĩa của “đường chín đoạn” và Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ giải thích về nó. Người ta nói rằng một quan chức của Bộ Nội vụ Trung Quốc đã cố tình vẽ bằng được “đường chín đoạn” bằng mọi cách.
Tiếp đó, theo ý kiến của học giả Li Wa Dang, đường chín đoạn không phải là lãnh hải của Trung Quốc và nó không hợp pháp. Trung Quốc đã luôn luôn nói về nó, nhưng không bao giờ đề cập đến ý nghĩa của nó. Trớ trêu thay, "đường chín đoạn" được vẽ trên bản đồ của Trung Quốc trong hơn 60 năm, nhưng các chuyên gia Trung Quốc vẫn lập luận và tranh luận liên tục về nó. Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa thể hiện quan điểm và thái độ của mình. Không có bất kỳ tài liệu liên quan đến tuyên bố hoặc giải thích của các "đường chín đoạn".
Theo các nghiên cứu, các "đường chín đoạn" đã được sửa đổi trên bản đồ của Trung Quốc khá thường xuyên. Trong quá khứ đã có một phiên bản 11 điểm. Khi Trung Quốc và Việt Nam có Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ, hai chấm được xóa và bây giờ nó chỉ còn có 9 điểm. Điều này cho thấy "đường chín đoạn" không có cơ sở pháp lý rõ ràng.
Xét về khía cạnh pháp lý của “đường chín đoạn”, các đoạn này không phải là lãnh hải của Trung Quốc. Theo Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ban hành vào năm 1992, nó quy định rằng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý từ đường cơ sở.
Trong năm 1996, trong bản khai báo các đường cơ sở của lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đường cơ sở của lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 và hiện nay gọi là Tam Sa) cũng đã được cung cấp. Vì vậy, các vùng biển bên ngoài 12 hải lý từ đường cơ sở của lãnh hải không thuộc về lãnh hải của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lại tuyên bố lãnh hải đối với các vùng biển nằm trong "đường chín đoạn".
Điều này đã chứng minh rằng "đường chín đoạn" không phải là lãnh hải của Trung Quốc! Rất nhiều chuyên gia Trung Quốc về luật hàng hải cho rằng "đường chín đoạn" không phải là đường lãnh hải hoặc không phải là các đường mô tả lãnh thổ của Trung Quốc. Do đó, cần bãi bỏ các đường này mà không gây ra bất kỳ trở ngại pháp luật quốc tế nào. Những gì là cần thiết phải làm là bãi bỏ các đường chín đoạn trên bản đồ hoặc thậm chí sửa đổi bản đồ.