Nếu Mỹ vẫn muốn đánh Syria, Nga sẽ chỉ đứng nhìn

Minh Đức |

(Soha.vn) - Dù Moscow có đưa ra một số tuyên bố khá cứng rắn, nhưng chưa hề nhắc đến "ranh giới đỏ" cho hoạt động quân sự của Mỹ ở Syria.

Thùng thuốc súng Syria vẫn chưa hề có dấu hiệu hết nguy hiểm. Mặc dù quyết định tấn công quân sự vào Syria của Mỹ vẫn chưa được đưa ra, nhưng mọi khả năng đều vẫn bỏ ngỏ. Dưới nỗ lực ngoại giao từ phía Nga, Damascus đã đồng ý giao nộp kho vũ khí hóa học.

Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn bảo lưu quan điểm của mình là sẽ tấn công nếu các giải pháp chính trị nhằm loại bỏ kho vũ khí hóa học của Syria không có hiệu quả. Hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải vẫn ở trong tình trạng báo động cao và luôn sẵn sàng khai hỏa bất cứ lúc nào.

Tiềm lực của Hải quân Nga hiện nay quá yếu so với Hải quân Mỹ.

Tiềm lực của Hải quân Nga hiện nay được đánh giá là yếu so với Hải quân Mỹ.

Bóng ma chiến tranh vẫn đang ám ảnh Syria và cả khu vực Trung Đông. Người Mỹ sẽ không dừng lại nếu chưa đạt được mục đích. Tổng thống Assad vẫn đang tại vị, lực lượng nổi dậy được Washington hậu thuẫn vẫn chưa làm nên trò trống gì.

Câu hỏi được dư luận cũng như ngay chính nội bộ nước Mỹ đang hết sức quan tâm là Nga sẽ phản ứng như thế nào nếu Mỹ quyết đánh Syria? Đối với Nga, cuộc chiến này sẽ đẩy Moscow vào một sự lựa chọn hết sức khó khăn và đầy nguy hiểm.

Với thực lực hiện nay thì ngoại giao là biện pháp khả thi nhất mà Moscow có thể làm để ngăn cản một cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào Syria. Ngoài ra họ có thể tăng cường viện trợ quân sự để tăng sức mạnh cho quân đội chính phủ cùng với sự trợ giúp về thông tin tình báo.

Trong khi đó các phương tiện truyền thông châu Âu tỏ ra hoài nghi về khả năng can thiệp quân sự của Moscow vào cuộc xung đột tại Syria. Tờ Le Figaro của Pháp nhận định Nga sẽ không có nhiều biện pháp hiệu quả để ngăn cản phương Tây sử dụng hành động quân sự.

Mỗi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ có khả năng thách thức cả một hạm đội tàu chiến của Nga và Mỹ đang có tới 10 nhóm như vậy.

Mỗi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ có khả năng thách thức cả một hạm đội tàu chiến của Nga. Và Mỹ đang có tới 10 nhóm như vậy.

Tờ báo này lập luận rằng, việc Moscow liên tục cảnh báo hãy thận trọng với các hành động quân sự cho thấy họ không có ý định hành động.

Trong khi đó tờ Il Foglio của Italia lưu ý về thái độ khá kiềm chế của Nga. Tờ báo này bình luận rằng, dù Moscow có đưa ra một số tuyên bố khá cứng rắn, nhưng chưa hề nhắc đến "ranh giới đỏ".

Theo ngôn ngữ ngoại giao của điện Kremlin thì điều đó có nghĩa là họ bật đèn xanh cho một cuộc tấn công quân sự của Mỹ. Nga hiểu rằng việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria đã gây ra sự phản ứng vô cùng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Họ cũng hiểu rằng cuộc tấn công quân sự của phương Tây nếu có sẽ chỉ ở mức độ hạn chế.

Cho phép phương Tây trừng phạt Assad không có nghĩa là từ bỏ lợi ích của mình ở Syria. Nga sẽ đảm bảo rằng cuộc xâm lược Syria không phải là một sự lặp lại kịch bản Libya. Phản ứng có thể là một số tuyên bố tẩy chay; chấm dứt các hợp đồng kinh tế; tăng cường các mối quan hệ với Iran và Trung Quốc theo chiều hướng chống Mỹ, Il Foglio bình luận.

Lợi ích của Nga ở Syria không đơn giản chỉ là vấn đề kinh tế. Căn cứ hải quân tại cảng Tartus là tiền đồn cuối cùng của Nga đang hoạt động ở nước ngoài không thuộc khối Liên Xô cũ. Căn cứ này có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của hạm đội biển Đen bởi con đường duy nhất của họ là đi qua Địa Trung Hải.

Với lý do đó chắc chắn Nga sẽ không từ bỏ Syria. Tuy nhiên hạm đội tàu chiến của Nga đang có mặt tại Địa Trung Hải được đánh giá quá yếu so với lực lượng tàu khu trục của Mỹ tại đây chưa tính đến sự có mặt của nhóm tác chiến tàu sân bay USS-Nimitz.

Ngoại giao là biện pháp khả thi nhất hiện nay mà Nga có thể làm để ngăn cản cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào Syria và họ đang nắm lợi thế trong vấn đề này.
Ngoại giao là biện pháp khả thi nhất hiện nay mà Nga có thể làm để ngăn cản cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào Syria và họ đang nắm lợi thế trong vấn đề này.

Nếu Nga sử dụng vũ lực để ngăn cản Mỹ tấn công Syria, Hạm đội 5 và Hạm đội 6 của Mỹ có thể ập vào để tiếp viện, chưa tính đến yếu tố Anh, Pháp, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp để trợ giúp Mỹ. Trong khi đó Nga có phần đơn độc trong cuộc chơi tại Địa Trung Hải.

Phó viện trưởng Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị của Nga, ông Konstantin Sivkov từng tuyên bố “Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải”. Nhận định này tuy có phần bi quan nhưng không phải là không có cơ sở.

Hải quân Mỹ hiện có 62 tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke, 22 tuần dương hạm Aegis lớp Ticonderoga, 10 tàu sân bay hạng nặng lớp Nimitz mỗi tàu có thể mang theo từ 85-90 máy bay các loại, 40 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles, 18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio chưa tính các tàu khu trục và các tàu hỗ trợ khác.

Nhìn vào con số trên có thể thấy rằng, Hải quân Nga hiện nay chưa đủ sức để thách thức Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Hải quân Mỹ có thể “tác oai tác quái”. Hải quân Nga vẫn thừa sức gây nên những tổn thất không thể chấp nhận được cho Hải quân Mỹ chỉ có điều cái giá mà họ phải trả để làm được điều này không hề rẻ một chút nào thậm chí là rất đắt.

Một cuộc chạm trán giữa hải quân Nga-Mỹ sẽ gây nên những tổn thất to lớn cho cả đôi bên cho dù thắng hay thua. Nhưng chắc chắn cả Moscow và Washington đều không muốn điều đó. Những tàu chiến của Nga có mặt tại Địa Trung Hải mang tính chất răn đe nhiều hơn là để sẵn sàng tham gia vào một cuộc xung đột quân sự.

Thực tế đã cho thấy rằng nếu phương Tây quyết đánh thì Nga hay Liên Hợp Quốc cũng không ngăn cản được.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại