"Tại các cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng trong liên minh, vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine chưa bao giờ được đem ra thảo luận một cách nghiêm túc", ông Stropnicky cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Prima ở Séc.
Trước đó cũng trong ngày 22.3, Tư lệnh các lực lượng NATO tướng Philip Breedlove cho biết rằng phương Tây đã xem xét tất cả các công cụ có thể để ứng phó với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, nhưng đề xuất gửi vũ khí cho Ukraine chỉ có thể làm mất ổn tình tình hình thêm mà thôi.
Ông Breedlove nói thêm rằng phương Tây cần nhanh chóng phát triển các phương pháp tiếp cận khủng hoảng Ukraine một cách thực tế hơn, nhằm giải quyết nhanh chóng tình hình khủng hoảng Ukraine vì nếu không hành động gì thì tình hình cũng sẽ mất ổn định hơn.
Hồi tuần trước, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố rằng Kiev đã kí được hợp đồng mua bán vũ khí với 11 nước châu Âu, trong đó có cả vũ khí gây chết người.
EU bị chia rẽ sâu sắc với nhau vì việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, theo tuần báo Kinh tế Đức cho biết.
Theo tờ báo này, có ít nhất tám nước thuộc EU đang phản đối mạnh mẽ quyết định cung cấp vũ khí cho chính quyền Ukraine. Đó là các nước Tây Ban Nha, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Pháp và Slovakia.
Hồi tháng 2, ngay sau ký thỏa thuận hòa bình Minsk, Đức và Pháp đã ngay lập tức loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho các lực lượng vũ trang Ukraine vì sợ sẽ làm leo thang hơn nữa cuộc xung đột vũ trang ở miền Đông Ukraine.
Trong khi các đồng minh châu Âu, đa số đều không tán thành việc cung cấp vũ khí cho Ukraine thì Mỹ, nhất là Quốc hội Mỹ lại đang muốn nhanh chóng cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Vừa qua, Mỹ đã gửi đến Ukraine một loạt vũ khí phi sát thương như UAV và xe bọc thép trị giá hàng trăm triệu USD.