Mỹ làm hòa với Cuba để bảo vệ "sân sau" khỏi Nga?

Đức Huy |

Một trong những động cơ đằng sau việc bình thường hóa quan hệ với Cuba của Mỹ là hạn chế tầm ảnh hưởng của Nga tại đảo quốc này - một chuyên gia Mỹ phát biểu trên RIA Novosti.

Đó là nhận định của ông Earl Rasmussen, Phó Giám đốc Điều hành Trung tâm nghiên cứu chiến lược Á-Âu tại Washington (Mỹ), sau sự kiện Tổng thống Barack Obama chính thức đưa Cuba ra khỏi danh sách bảo trợ khủng bố hôm 15/4 vừa qua.

Theo ông Rasmussen, việc tái kết nối quan hệ bằng hữu hậu Xô Viết giữa Cuba và Nga là điều Mỹ không hề mong muốn, và đó dường như là động lực thúc đẩy việc bình thường hóa mối quan hệ giữa Washington và Havana trong thời gian qua.

nhà nghiên cứu
Earl Rasmussen
Earl Rasmussen hiện là Phó Giám đốc Điều hành Trung tâm nghiên cứu chiến lược Á-Âu tại Washington. Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân đội Mỹ và Đại học Illinois, ông từng có 20 năm công tác tại bộ Quốc phòng Mỹ, phụ trách mảng công nghệ quân sự.

"Có đầy đủ mọi lý do để tin rằng việc Mỹ đang tích cực 'làm hòa' với Cuba xuất phát từ ý đồ ngăn chặn một giữa Moscow và Havana" - ông Rasmussen phát biểu trên kênh truyền hình RIA Novosti hôm thứ năm (16/4) vừa qua.

Chuyên gia này bổ sung, Mỹ từ lâu đã có ý định hàn gắn lại mối quan hệ ngoại giao với Cuba, nhưng những động thái tăng cường trao đổi kinh tế và chính trị với đảo quốc này từ phía Nga gần đây đã buộc Washington phải khẩn trương xúc tiến kế hoạch của mình.

Trong chuyến công du của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Cuba hồi tháng 7/2014, hai nước đã cùng nhau kí kết nhiều thỏa thuận giao thương cũng như hợp tác quốc phòng. Theo ông Rasmussen, sự kiện này đã khiến Mỹ "nóng mặt".

Tổng thống Putin và Thủ tướng Castro trong chuyến thăm cấp nhà nước của Nga tới Cuba hồi tháng 7/2014. Ảnh: Reuters

Tổng thống Putin và Chủ tịch Castro trong chuyến thăm cấp nhà nước của Nga tới Cuba hồi tháng 7/2014. Ảnh: Reuters

Với những Puerto Rico, Panama, hay Jamaica, Trung Mỹ và Caribe từ lâu đã được coi là "sân sau" của Mỹ, do đó việc chặn đứng bất kì động thái tranh giành ảnh hưởng nào trong khu vực này, đặc biệt khi nó đến từ phía "kình địch" Nga, sẽ là ưu tiên hàng đầu của Washington.

"Cuba chỉ cách bang Florida vỏn vẹn 150 km. Sự hiện diện về mặt quân sự của Nga tại đảo quốc này là điều Mỹ không hề muốn chút nào" - ông Rasmussen nhận định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại