Kim Jong Un “rải tiền” hối lộ quan chức để củng cố quyền lực?

Trung Phạm |

Chỉ trong 1 năm nắm quyền, Kim Jong Un đã ban phát cho các quan chức cấp cao Triều Tiên số hàng hóa xa xỉ có giá trị tiền mặt nhiều gấp đôi cha mình.

Theo một báo cáo trình lên Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/10, riêng trong năm 2012, số tiền mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bỏ ra để nhập khẩu các hàng hóa xa xỉ đã lên tới 645,8 triệu USD. Con số này tăng hơn gấp đôi mức tiền trung bình khoảng 300 triệu USD/năm mà cha ông, cố Chủ tịch Kim Jong-il từng chi tiêu.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời phát biểu của ông Yoon Sang-hyun thuộc đảng cầm quyền Saenuri tại Quốc hội Hàn Quốc cho biết, các mặt hàng xa xỉ kể trên bao gồm vật nuôi, thức ăn dành cho chúng, phụ kiện phòng tắm, hệ thống tắm hơi và các sản phẩm sinh đẻ.

Báo của của Hàn Quốc cũng nhấn mạnh tới sự gia tăng đột biến trong việc nhập khẩu các dụng cụ âm nhạc, mỹ phẩm, túi xách, sản phẩm bằng da, đồng hồ và xe hơi sản xuất tại Nhật Bản và Trung Quốc. Trong đó, chi phí nhập khẩu rượu cao cấp là 30 triệu USD, hàng điện tử trị là 37 triệu USD và đồng hồ sang trọng là 8,2 triệu USD.

“Các sản phẩm được dùng làm quà tặng cho những nhân vật chủ chốt trong xã hội Triều Tiên nhằm đảm bảo sự trung thành của họ với chế độ”, ông Yoon nói với Quốc hội Hàn Quốc.

Cũng theo ông Yoon, Kim Jong Un có thể sẽ chi nhiều tiền hơn cha ông cho các thành viên cao cấp của đảng Lao Động và quân đội Triều Tiên để củng cố quyền lực lãnh đạo đất nước

 	Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un

Kim Jong Un dường như cũng không tiếc tiền cho những thú tiêu khiển của mình qua việc yêu cầu quân đội xây dựng cho riêng ông này một khu trượt tuyết “đẳng cấp thế giới” ở đèo Masik. Chưa hết, hồi đầu năm, người ta còn nhìn thấy nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên từng thưởng ngoạn trên một du thuyền sang trọng trị giá 7 triệu USD.

Tuy nhiên, cuộc sống cao cấp mà giới lãnh đạo chóp bu ở Triều Tiên đang thụ hưởng lại trái ngược với đời sống thống khổ mà 24 triệu người dân quốc gia này đang phải chịu đựng.

Theo số liệu công bố đầu tháng 10 năm nay của Tổ chức Nông - Lương Liên Hiệp Quốc, Triều Tiên vẫn là một trong 34 quốc gia trên thế giới cần phải được viện trợ từ bên ngoài. Cơ quan này ước tính, khoảng 2,8 triệu người dân “dễ bị tổn thương” của Bình Nhưỡng cần nước ngoài viện trợ cho đến khi kỳ thu hoạch mùa Thu hoàn tất.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại