Hoàn Cầu hả hê giễu "Philippines thất vọng vì Biển Đông hạ nhiệt"

Hải Võ |

Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rời Bắc Kinh hôm 17/5, Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã bình luận "vấn đề Biển Đông 'hạ nhiệt' có thể khiến 'một số người' thất vọng".

Ngoại trưởng Mỹ đi khỏi, Trung Quốc đắc thắng trước Philippines.

Hoàn Cầu chế giễu, cùng ngày ông John Kerry đặt chân tới Trung Quốc (16/5), tờ Manila Times của Philippines đã nhanh chóng đăng tải bài viết tuyên bố "vấn đề biển đảo ở Biển Đông đang được thảo luận".

Manila Times cũng dự đoán: Ngoại trưởng Kerry sẽ hội kiến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngay trong ngày 16 và thể hiện lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh về vấn đề lấp biển xây đảo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Thời báo Hoàn Cầu đắc thắng tuyên bố Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã không làm được gì nhiều trước "quyết tâm sắt đá của Bắc Kinh" sau khi bị các quan chức cấp cao của Trung Quốc "phủ đầu".

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã "nắn gân" ông Kerry - "Liên quan tới các công trình trên quần đảo Nansha (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và các rạn san hô, điều này hoàn toàn thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.

Tôi muốn khẳng định lại rằng quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình cứng như một tảng đá."

Ông John Kerry chỉ gặp được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi đã vượt qua 4 ải của các ông Vương Nghị, Dương Khiết Trì, Phạm Trường Long, Lý Khắc Cường.

Ông John Kerry chỉ gặp được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi đã vượt qua 4 "ải" của các ông Vương Nghị, Dương Khiết Trì, Phạm Trường Long, Lý Khắc Cường.

Trong khi đó, phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long cũng tuyên bố đầy ngang ngược khi ông John Kerry thúc giục Trung Quốc có hành động giảm căng thẳng ở Biển Đông và bày tỏ lo ngại về tốc độ và quy mô xây dựng các đảo trong khu vực.

Phạm Trường Long nói - "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa (vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam) và vùng cận hải.

Quyết tâm và ý chí bảo vệ 'chủ quyền quốc gia' của Trung Quốc là bất di bất dịch. Trung Quốc quyết duy trì hòa bình ổn định khu vực Biển Đông, giải quyết trực tiếp mâu thuẫn với từng bên thông qua đàm phán.

Hy vọng Mỹ nhìn nhận khách quan, chính xác vấn đề Biển Đông, hiểu rõ ý đồ chính sách của Trung Quốc, giữ lời hứa về lập trường 'không ủng hộ bên nào'.

Mỹ cũng nên cẩn thận trong hành động và phát ngôn, đồng thời làm nhiều việc có lợi cho sự tín nhiệm song phương cũng như hòa bình ổn định ở Biển Đông."

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam
Lê Hải Bình
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Những hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN. Một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, tuân thủ nghiêm túc và thực thi toàn diện luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); không có thêm các hành động gây phức tạp và mở rộng tranh chấp trên Biển Đông.

Bắc Kinh tức tối với Manila

Theo Hoàn Cầu, cũng trong ngày 16/5, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Gregorio Catapang "chủ động tiết lộ" một số nghị sĩ nước này đã tiếp xúc và yêu cầu ông tiến hành đổ bộ lên các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng.

Hôm 11/5, ông Catapang từng dẫn đoàn phóng viên lên đảo Thị Tứ - thuộc quần đảo Trường Sa và thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép.

Chính Trung Quốc cũng "nhận bừa" chủ quyền đối với đảo này và lên tiếng "phản đối" hành động của Philippines.

Ông Gregorio Catapang nói hôm 16/5 - "Chúng tôi đang có kế hoạch cho một hành động lớn hơn", và thêm rằng trước khi nghỉ hưu vào tháng 7 này "sẽ lên đảo Thị Tứ thêm một lần nữa".

Thời báo Hoàn Cầu bình luận tức tối rằng "Philippines ngày càng 'to gan' thách thức (Trung Quốc), rất có thể do được một 'thế lực nào đó' kích động".

Tờ báo Trung Quốc chỉ trích việc Philippines chi 1 tỷ peso (khoảng 400 tỷ VNĐ) đầu tư cho các căn cứ Hải quân trên Biển Đông.

Trong đó, 1 căn cứ sẽ là nơi đặt tàu hộ vệ mà Manila mới mua, căn thứ thứ 2 sử dụng cho đồng minh của Philippines như Mỹ, Nhật và căn cứ thứ 3 dùng cho chức năng hậu cần.

>> "Quyền lực số 2" quân đội TQ "dằn mặt" John Kerry thế nào

>> "Với Nga, Mỹ-NATO hãy quên đi chuyện ăn không, cướp không"

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại