"Hoa Đông có thể chứng kiến cuộc chiến bằng UAV đầu tiên trên TG"

Bảo An |

(Soha.vn) - Châu Á hiện đang dễ xảy ra xung đột hơn bao giờ hết, một học giả thuộc Viện doanh nghiệp Mỹ (AEI) nhận định trên tờ Wall Street Journal.

Trong bài xã luận có nhan đề “Báo động ở eo biển Đài Loan” đăng trên tờ Wall Street Journal, Michael Auslin, trưởng khoa nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ AEI cho rằng “Biển Hoa Đông có thể sẽ chứng kiến cuộc chiến bằng máy bay không người lái đầu tiên trên thế giới”. Bài báo cho rằng đã đến lúc Đài Bắc và Washington gia cố hệ thống phòng thủ đang yếu đi của Đài Loan.

Tại những điểm nóng như eo biển Đài Loan, việc biết được những điểm yếu còn tồn tại có thể dẫn tới những tính toán sai lầm nguy hiểm”, bài báo trên tờ Journal phiên bản Anh quốc viết.

Ông Auslin cho rằng nếu Trung Quốc và Nhật Bản không nhanh chóng tìm ra cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển Hoa Đông, thì một cuộc xung đột quân sự sẽ xảy ra. Đó là chưa kể tới việc, Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo này.

Bằng cách đưa các đội tàu hải quân nhỏ ra những vùng biển quốc tế đi qua các hòn đảo của Nhật Bản, đưa máy bay cảnh báo sớm tới gần các điểm chốt chiến lược và tăng cường sử dụng máy bay không người lái, Trung Quốc đang chứng tỏ sức mạnh quân sự mà mình đã phát triển trong vòng 2 thập kỷ qua... Dọc khu vực châu Á, các động thái giữa Trung Quốc - Nhật Bản đã làm gia tăng mối lo ngại rằng những tranh chấp trong khu vực sẽ chỉ được giải quyết bằng vũ lực”.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là khu vực tranh chấp 'nóng nhất' ở Đông Á.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là khu vực tranh chấp 'nóng nhất' ở Đông Á.

Theo bài báo, điều này khiến những quốc gia nhỏ lo lắng, đặc biệt là những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đồng thời cản trở nỗ lực phát triển các cơ chế chính trị quan trọng trong khu vực. “Không cách này thì cách khác, cuộc khủng hoảng này sẽ thay đổi cán cân sức mạnh ở Đông Á - hoặc Nhật Bản sẽ từ bỏ lãnh thổ mà nước này kiểm soát, hoặc Trung Quốc sẽ rút lui và không hài lòng với luật pháp quốc tế".

Ngoài ra, tờ Journal cho rằng mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật Bản đồng nghĩa với việc Washington cần phải cam kết rằng quân đội của họ sẵn sàng hỗ trợ ngay lập tức nếu Trung Quốc “vượt qua ranh giới hoặc kích động Nhật Bản sử dụng vũ lực để bảo vệ lãnh thổ."

Trong khi đó, vài tháng trước, học giả Michael Mazza của AEI đã có một bài cho rằng bế tắc đang tiếp diễn tại những vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ đe dọa an ninh của Đài Loan: “Quân đội Trung Quốc đang ngày càng có nhiều kinh nghiệm tác chiến tại vùng biển phía đông Đài Loan và tương đối gần với một trong những thành phố cảng quan trọng nhất của Đài Loan, không kể Đài Bắc”.

Học giả Mazza cho rằng những những kiến thức mà lính hải quân Trung Quốc thu được sẽ được sử dụng trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ép buộc Đài Loan vào một cuộc dàn xếp chính trị. Cuối cùng, việc Trung Quốc kiểm soát được chuỗi đảo cho phép Hải quân Trung Quốc hiện diện lâu dài tại vùng biển gần Đài Loan. Mặc dù mục đích ban đầu của các tàu chiến Trung Quốc là chống lại Nhật Bản, nhưng các tàu chiến cũng có thể hành động chống lại Đài Loan và ngăn chặn Nhật Bản can thiệp vào một cuộc xung đột dọc eo biển.

Theo bài viết trên Wall Street Journall, sau 2 thập kỷ tăng ngăn sách quân sự hơn 10% mỗi năm, Trung Quốc đã có gần 2.000 tên lửa đạn đạo, có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Đài Loan trong vài phút.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại