Khi quyền lực bị suy yếu vì trở thành trò cười
Rất nhiều nhà lãnh đạo ở vùng Trung Đông có tiềm năng trở thành đề tài trong những bức tranh châm biếm và thường thì cũng sẽ có một danh sách dài những đề tài bị cấm. Bất cứ ai cả gan lôi những điều cấm kị này ra để chế nhạo sẽ phải chịu những hình phạt hết sức hà khắc: bắt giam, tra tấn, đi lưu đày hoặc thậm chí là cái chết.
Ông Robert Russel, giám đốc Mạng lưới Quyền của những người vẽ biếm họa quốc tế - tổ chức giám sát những mối đe dọa đối với các họa sĩ vẽ tranh biếm họa trên toàn thế giới - cho biết: "Một điều mà các bạo chúa không thể chịu được là bị người khác cười".
"Nếu có một cuộc nổi loạn trên đường phố, họ sẽ điều xe tăng tới. Nhưng nếu tất cả mọi người đều cười họ, họ sẽ tự vệ thế nào? Bị chê cười làm suy yếu quyền lực của một bạo chúa".
Một bức tranh biếm họa Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Mặc dù nguy hiểm vẫn luôn chờ đợi những họa sẽ vẽ tranh biếm họa người Ả Rập, song vài quốc gia trong khu vực đang ngày càng "loạn lạc" này thực sự đang trải qua thời kì phục hưng của châm biếm chính trị.
Theo ông Jonathan Guyer, học giả từng dịch tranh của Ai Cập sang tiếng Anh, Ai Cập đang trải qua "thời vàng son của tranh biếm họa". "Trong một ngày bất kì, một tờ báo có thể có tới 10 tranh. Bạn sẽ thấy hàng chục ông Morsi bị chế giễu trên những tờ giấy khổ A1".
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông của Ai Cập vẫn tỏ ra dè dặt hơn khi đăng tải những bức vẽ châm biếm quân đội. "Một số họa sĩ nói với tôi rằng họ nhận được những cuộc gọi của quân đội, phần nhiều vẫn là những sự răn đe nhẹ nhàng, kín đáo".
Tuy nhiên, ở một vài nước, trong đó có Syria, mọi thứ không đơn giản như vậy.
Những cuộc “trả đũa” chóng vánh và bí mật
Vụ trả đũa họa sĩ tranh biếm họa Syria Ali Ferzat năm 2011 đã gây chấn động thế giới và là lời cảnh báo về mối đe dọa khi dám cười các nhà lãnh đạo trong thế giới Hồi giáo.
Bức tranh biếm họa đã khiến Ferzat phải trả giá đắt.
Ferzat dành phần lớn thời gian trong sự nghiệp của mình để châm biếm trật tự quân sự và chính trị ở Syria, bất kể là cá nhân nào. Trong những tháng bắt đầu nổ ra cuộc nổi dậy ở Syria, ông đã trở thành người đầu tiên phá vỡ cái mà ông gọi là "rào cản của sự sợ hãi" và bắt đầu vẽ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong một bức tranh của mình, Ferzat đã vẽ ông Assad đứng bền lề đường, giơ tay xin đi nhờ xe của nhà độc tài Libya Gaddafi (khi đó vẫn còn sống).
Chưa đầy một tuần sau khi bức tranh được xuất bản, Ferzat đã bất ngờ bị bắt những tay súng bịt mặt bắt ngay bên ngoài văn phòng của mình.
Những kẻ bịt mặt này nói với Ferzat này rằng "Cú đánh của Tổng thống mạnh hơn mày đấy". Sau đó, họ lần lượt đập gãy từng ngón tay của Ferzat và bỏ mặc ông nằm đó chờ chết.
"Vào thời điểm đó, tôi nghĩ rằng mình sẽ giã biệt cuộc đời. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng mình phải chấp nhận hậu quả của những gì mình làm. Tôi phải dứng về phía những điều tôi tin tưởng".
Ferzat may mắn được cứu sống, tay cũng lành lại, song ông đã không còn sống ở Syria nữa. "Tôi thực sự thấy mình hạnh phúc vì bắt đầu vẽ lại. Nó giống như một cơ hội thứ hai vậy. Sau những gì xảy ra với mình, tôi có thêm động lực để nói lên với cả thế giới. Tôi đã đi lên tuyến đầu. Việc nói lên tiếng nói chống lại chế độ thậm chí đã trở nên quan trọng hơn đối với tôi".
Mặc dù cuộc sống lưu vong không dễ dàng, nhưng các họa sĩ vẽ tranh châm biếm sẽ phải đối mặt với những điều tồi tệ hơn thế nếu ở lại trong nước, và không phải ai cũng được may mắn như Ferzat.
Năm 2012, một vụ việc khác cũng chấn động không kém là khi một họa sĩ vẽ tranh châm biếm tên là Akram Raslan bị chính phủ Syria bắt giữ và kể từ đó, không ai còn biết tung tích của anh ta nữa.
Ông Russelll, người đã cố gắng vận động để Raslan được thả ra cho rằng có thể anh ta đã chết.
"Chúng tôi gửi thư tới đại sứ Syria ở Washington, Mỹ, và vài ngày sau đó, chúng tôi nghe được tin rằng phiên tòa xử anh ta đã được hoãn lại. Nhưng hai tuần sau đó, chúng tôi nghe tin anh ta đã bị giết".
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng!