"Đường lưỡi bò" là do một quan chức Trung Quốc tiện tay vẽ vào?

Những trí thức có lương tri của Trung Quốc vẫn có thái độ bày tỏ độc lập, tôn trọng sự thật lịch sử và căn cứ khoa học, lên tiếng phản đối về ''chiếc lưỡi bò'' mà Trung Quốc tưởng tượng ra.

 

Tác giả có bút danh Lý Oa Đằng vừa có bài “Cửu đoạn tuyến đích tồn phế” (Đường 9 đoạn, giữ lại hay xóa bỏ) đăng trên Sina - diễn đàn mạng lớn nhất Trung Quốc.

Nhiều trang mạng cá nhân đăng lại bài viết này, trong đó có học giả Lý Lệnh Hoa - người đã nhiều lần phản đối ''đường 9 đoạn'' của Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc cần phải hủy bỏ nếu không muốn tự biến mình thành “kẻ thù của nhiều nước”.

Bằng thái độ khách quan khoa học, ông Lý Lệnh Hoa bày tỏ quan điểm khi giới thiệu bài viết của Lý Oa Đằng: “Đường 9 đoạn” do nước ta đơn phương chủ trương chồng lên diện tích rất lớn vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà các nước xung quanh Nam Hải (biển Đông) chủ trương theo tinh thần Công ước biển Liên Hợp Quốc (LHQ) năm 1982, từ đó xuất hiện một loạt bất đồng và mâu thuẫn.

Trong tình hình kinh tế toàn cầu đang không ngừng nhất thể hóa, nhà nước ta cần nghiêm túc xem xét kiến nghị của Lý tiên sinh, sớm bãi bỏ cái đường “lịch sử truyền thống” này để mở đường cho việc giải quyết tận gốc vấn đề Nam Hải (biển Đông)”.

Những trí thức có nhân cách lớn của Trung Quốc đặt giá trị của sự thật lên trên các giá trị mà chính phủ của nước họ đặt ra và áp đặt lên biển Đông. Một tiếng nói của các học giả Trung Quốc có sức lay động rất lớn đến nhận thức và suy nghĩ của người dân nước họ và với cộng đồng quốc tế.

Thực ra, tại nhiều hội thảo quốc tế về biển Đông, các học giả Trung Quốc đuối lý khi tranh luận về căn cứ pháp lý của ''đường lưỡi bò''. Không ít nhà khoa học Trung Quốc- vì lý do nào đó- đã nói quàng xiên, nói lấy được về ''chiếc lưỡi bò'' này, nhưng khi đối diện với căn cứ khoa học, họ chỉ đưa ra được bàn tay không.

Những trí thức phục vụ mục tiêu đen tối của nhà cầm quyền đã không đứng vững được trong giới khoa học, mà đó chỉ là cách thăng tiến bằng dối trá khoa học.

Ngược lại, hãy đọc một đoạn trong bài viết của Lý Oa Đằng: “Đường 9 đoạn” được chính thức vẽ vào bản đồ Trung Quốc là khi vẽ bản đồ Nam Hải lần thứ hai (lúc đó là đường 11 đoạn). Từ bấy đến nay, “đường 9 đoạn” cũng không có bất cứ định nghĩa nào, chẳng ai biết rốt cục nó là cái gì, chính phủ cũng chưa hề có sự giải thích chính thức.

Có một giả thuyết: Đó là kết quả của việc một quan chức phụ trách Vụ Nội chính hồi đó tên là Trịnh Tư Ước tiện tay vẽ vào”, “Điều này chứng minh “đường 9 đoạn” không phải là đường lãnh hải của Trung Quốc! Khá nhiều chuyên gia về luật biển của Trung Quốc cho rằng “đường 9 đoạn” không phải là đường lãnh hải hay đường thể hiện lãnh thổ Trung Quốc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại