Vợ của 3 phi hành gia chào mừng sự kiện tàu Apollo 12 được phóng.
Vợ của các phi hành gia được ví là những nữ anh hùng vô danh trong cuộc chạy đua không gian, là đệ nhất phu nhân của vũ trụ. Họ luôn giơ cao khẩu hiệu "Chúc mừng, tự hào và vui mừng" mỗi khi chồng bắt đầu sứ mệnh vũ trụ, cuộc hôn nhân của họ là niềm ao ước của rất nhiều người.
Song, mới đây, cuốn The Astronaut Wives Club (Tạm dịch: Câu lạc bộ những người vợ của phi hành gia) đã khiến nhiều người bất ngờ khi hé lộ những khoảng tối trong cuộc hôn nhân tưởng như hạnh phúc của những nhà thám hiểm không gian ưu tú thế hệ đầu tiên của NASA từ 1950 – 1970.
Don Eisele, người đã bay trên tàu Apollo 7 vào năm 1968, là người đầu tiên trong số các phi hành gia ly hôn. Vì ý thức trách nhiệm với quốc gia, vợ ông, bà Harriet, đã phải âm thầm chịu đựng sự phản bội của chồng suốt nhiều năm.
Ông Eisele luôn mắng vợ là điên rồ bất cứ khi nào bà nói với ông rằng ông là người chồng không chung thủy. Có một lần, khi bà nói "Nếu tôi điên, tôi sẽ đến gặp bác sĩ tâm thần" và ông ngay lập tức chặn lại: "Cô không được làm thế. Điều đó sẽ khiến tôi mất việc."
Phu nhân các phi hành gia phải giấu đi nhiều bí mật về hôn nhân của họ.
Trong 30 phi hành gia được tuyển dụng vào các dự án Mercury, chương trình Gemini và Apollo nhằm đưa con người lên mặt trăng vào năm 1969 – thì chỉ có cuộc hôn nhân của 7 phi hành gia còn bền vững.
Phụ nữ trên khắp nước Mỹ đều nhìn vào "7 người vợ tuyệt vời mà họ có thể tìm đến và phấn đấu thi đua", cuộc sống gia đình của họ được lan truyền trên các trang của tạp chí Life. Các kỹ năng trong gia đình từ cách ăn mặc, kiểu tóc, màu son môi đều được chú ý và được các phụ nữ Mỹ học theo.
Tuy nhiên, ngay cả 7 người vợ tuyệt vời này cũng không hẳn được đền đáp xứng đáng. Cuộc hôn nhân của Alan Shepard, người Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ, và người vợ nổi tiếng điềm tĩnh Louise là một trong số ít cuộc hôn nhân còn tồn tại cho tới ngày nay, mặc dù ông từng có “quan hệ” với gái mại dâm ở một thị trấn biên giới Mexico trong một chuyến đi tới California của NASA trước khi nhiệm vụ năm 1961 bắt đầu.
Chịu áp lực về những chuẩn mực trước công chúng, những người phụ nữ này phải làm ngơ trước sự phản bội của chồng, che giấu xung đột gia đình và thể hiện sự hòa hợp trong hôn nhân, nhằm bảo vệ hình ảnh và sự nghiệp của các phi hành gia.
"Chúng tôi đều phải cố gắng bình tĩnh và vui vẻ trước tất cả mọi thứ", bà Jane Dreyfus, vợ cũ của người đàn ông thứ ba lên Mặt trăng năm 1988, Pete Conrad, vào năm 1988.
Một số khác phải quay sang dùng thuốc an thần để quên đi những ám ảnh sợ hãi khi thấy chồng mình đối diện với nguy hiểm khi bay vào vũ trụ.
Bà Pat White, vợ của nạn nhân Ed White trên tàu Apollo 1, đã phải dùng thuốc liều nặng sau khi ông chết. Bà tiếp tục tái hôn, nhưng đã tự sát vào năm 1991 vì vẫn còn bị ám ảnh bởi những gì đã xảy ra.
"Bạn nghĩ rằng bay đến Mặt Trăng là việc khó khăn, bạn thử ở nhà xem", Barbara Cernan, vợ của ông Gene Cernan, chỉ huy Apollo 17 năm 1972 cho biết.