Cựu binh Ukraine “đắng lòng” vì bị lây bệnh hoảng loạn kiểu lính Mỹ

Trần Trí |

Cuộc nội chiến Ukraine giữa quân ly khai với quân chính phủ Kiev khiến hơn 6.000 người chết, gồm hơn 1.600 lính Ukraine. Nghiệt ngã hơn, cựu binh Ukraine "đắng lòng" vì bị lây bệnh kiểu cựu chiến binh Mỹ: PSTD.

PSTD là Hội chứng rối loạn stress sau sang chấn (hoặc còn gọi là Hậu chấn tâm lý).

Đó là một sự rối loạn tâm lý, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt, sau khi bệnh nhân phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương tâm lý suốt thời gian dài dù sự kiện đó đã kết thúc từ lâu.

PSTD hay gặp ở người từng trải qua các biến cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý/thể chất như chiến tranh, thiên tai, bị bạo hành, bị tai nạn... Hội chứng này phổ biến với các cựu chiến binh Mỹ sau khi tham chiến ở Việt Nam hay Vùng vịnh.

Bác sĩ tâm lý cũng mắc bệnh về thần kinh 

Sergei Yatchenko là một bác sĩ tâm lý trẻ em và gia đình, 35 tuổi, dù không phải là một chiến binh được huấn luyện nhưng đã tham gia cuộc nội chiến khi nó bắt đầu nổ ra hồi năm 2014.

Sau 4 tháng chiến đấu ở mặt trận đông Ukraine, anh trở về Kiev hồi tháng 9.2014 và bị PSTD.

Yatchenko buồn bã khẳng định: “Tôi cảm thấy khủng khiếp. Tôi chẳng còn sống nữa. Tôi chỉ tồn tại”.

Yatchenko nói: “Chắc chắn chúng tôi không phải là những cỗ máy giết người được đào tạo. Nhưng chúng tôi đã học cách chiến đấu”, và anh đã ỷ lại là có kinh nghiệm nghề nghiệp, nên tinh thần anh đã sẵn sàng vào trận.

Nhưng Yatchenko sai lầm: “Xã hội Ukraine không sẵn sàng chấp nhận các cựu binh. Tôi đã phải đối diện những điều khủng khiếp ở mặt trận. Nhưng tôi còn phải đối phó với những điều kinh hoàng hơn ở nơi mình sống”.

Bị PSTD là bị "những vết thương vô hình"

Hàng ngàn người lính Ukraine cũng lâm cảnh khốn khổ bị PSTD như Yatchenko, người gọi đó là “những vết thương vô hình”.

Và Ukraine chưa hề sẵn sàng chuẩn bị lãnh nhận sự mất mát về tâm lý từ cuộc nội chiến.

Trong năm qua, quân đội Ukraine chỉ huấn luyện lính bắn đủ loại súng, từ AK đến súng phóng lựu.

Mãi đến kỳ động viên thứ tư, mới có yêu cầu tân binh phải trải qua các khóa luyện ý chí chiến đấu, nhằm giúp họ vững ý chí khi ra trận.

Nhưng đại tá Sergey Gryluk, chỉ huy trung tâm huấn luyện tâm lý xã hội của quân đội Ukraine, nói:

“Làm gì có thời gian để huấn luyện bài bản. Chúng tôi đã có chiến tranh và chúng tôi nào có đủ quân”.

Công tác huấn luyện, cách tổ chức vội vã này nhằm cải thiện khả năng chiến đấu của binh lính, ngăn chặn các vấn đề về sức khỏe tâm lý gồm PSTD và suy nhược thần kinh.

Công tác huấn luyện này rất cần. Trong đợt tuyển quân thứ tư có 117.000 tân binh, có 52.000 người không thể phục vụ quân đội vì bị các triệu chứng tâm lý, theo nữ bác sĩ Olga Bogomolets, một cố vấn của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.

Nhưng vì thiếu tiền nghiêm trọng, Ukraine chỉ có một nhóm nhỏ bác sĩ tâm lý tình nguyện muốn tham gia huấn luyện, vì họ cảm thấy có trách nhiệm và tinh thần yêu nước.

Bác sĩ Valentina Neikova-Mokhova có 15 năm kinh nghiệm, đã chữa trị cho nhiều người lính bị PSTD, nói cấp độ của hội chứng này rất “khủng khiếp” và công tác huấn luyện tâm lý cho binh lính đang đi đúng hướng.

Nhưng bà không dám đoan chắc huấn luyện ý chí chiến đấu đã đủ hay chưa.

Không như bác sĩ Neikova-Mokhova, đây là lần đầu tiên các bác sĩ tâm lý tình nguyện chứng kiến và chữa trị những người bị PSTD cùng các triệu chứng sang chấn tâm lý vì chiến tranh.

Họ học thêm với người có kinh nghiệm chữa trị, và họ làm việc không lĩnh lương, đôi lúc 30 giờ/tuần, theo bà Neikova-Mokhova.

Cuu binh Ukraine
Thương binh Ukraine dễ bị PSTD 

Sẵn sàng giết chiến hữu vì ngỡ đó là quân ly khai !

Đại tá Gryluk biết quân đội không thể trông nhờ nhóm tình nguyện này mãi: “Chúng tôi huấn luyện chuyên viên thường trực để thay thế họ. Nhưng điều này cần thời gian và tiền, những yếu tố mà nay chúng tôi không có nhiều”.

Ông cùng bác sĩ Neikova-Mokhova nói nhiều cựu binh từ chiến trường trở về đã phải chật vật với ngay cả những việc làm đơn giản nhất: họ chật vật tái hòa nhập vào cuộc sống dân sự, bị rơi vào mạng lưới nguy hiểm của sự lo âu sốt ruột, nghiện rượu hoặc ma túy và có những hành vi hung hăng.

Người lính bị sang chấn tâm lý thường run bắn người khi ngồi trên ghế, không thể ngồi yên. Họ luôn đề phòng, sẵn sàng đánh nhau, không thể nói chuyện thoải mái với người khác.

Mối quan hệ cá nhân của họ tan vỡ, đầu óc chỉ luôn nhớ đến những hình ảnh hãi hùng của chiến tranh, khiến họ thường bị mất ngủ, dẫn đến suy nhược thần kinh, do bị trải qua những ác mộng về đêm, như thương binh bị cụt tay thường vô vọng cào xé chỗ bị cưa cụt.

“Những cơn ác mộng về đêm là kinh khủng nhất”, theo Slavik, một người lính bị trúng đạn pháo, đang dưỡng thương tại một bệnh viện quân y ở Dnipropetrovsk.

Anh kể đêm nọ, anh giật mình tỉnh giấc, vì ngỡ bạn cùng phòng bệnh viện là một tay súng ly khai.

Một y tá kịp phát hiện anh lẩm bẩm ““Tôi sẵn sàng giết hắn” trong lúc Slavik cầm dao trong tay, đứng gần đồng đội đang ngủ.

Anh nói: “Cảm ơn Chúa, cô ấy đã giúp tôi không giết đồng đội”.

Cuu binh Ukraine
Slavik, thương binh gặp ác mộng suýt giết đồng đội 

Dù có những hành vi rối loại như vậy, những người lính thường từ chối sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý.

Đại tá Gryluk nói: “Chúng tôi ráng giải thích cho người lính biết, về cách họ cảm nhận, hành động khi trở về, như họ vẫn còn ở chiến trường, đang chiến đấu hoặc phòng thủ. Nhưng 1.000 bác sĩ tâm lý cũng chẳng thể giúp một người lính không muốn tự giúp mình.

Bác sĩ Neikova-Mokhova nói: nhiều người lính không tin các bác sĩ tâm lý, vì trước khi xảy ra nội chiến, nhiều người Ukraine không biết đến PSTD, còn người biết thì không dám đề cập công khai.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại