Số tiền này được cất giấu tại các quốc gia có có mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế và những khoản đầu tư khắp Trung Đông.
Việc truy tìm khối tải sản khổng lồ này đang thu hút sự quan tâm của những "tay thợ săn" kho báu hiện đại, những người chuyên tìm kiếm khối tài sản của các nhà độc tài bị lật đổ. Họ là các luật sư, kế toán, cựu gián điệp, cựu cảnh sát điều tra và thậm chí cả những nhà báo đã nghỉ hưu. Tất cả đều coi tình hình bất ổn ở Syria như là một cơ hội làm ăn béo bở.
Một vài công ty thậm chí đã trả vài nghìn USD/giờ cho một đội 6 đến 8 người, chuyên điều tra, lần tìm dấu vết. Trong khi đó, cũng có những nơi hứa hẹn sẽ trích ra một phần nhỏ của khối tài sản mà họ tìm được để trả khoản "phí thành công" cho những người săn tìm.
“Tôi đang tự đi săn tìm và tôi muốn trở thành người đầu tiên tìm thấy tài sản cho các khách hàng của mình”, Steven Perles, một luật sư ở Washington đại diện cho các gia đình của nạn nhân khủng bố cho hay.
Ông Perles đang tìm cơ hội để thu về khoản tiền 413 triệu USD cho gia đình của hai nhà thầu người Mỹ bị các phần tử khủng bố al Qaeda chặt đầu vào năm 2004 ở Iraq. Năm 2011, tòa án quận Columbia của Mỹ đã cáo buộc chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad đã hỗ trợ các nhóm khủng bố. Perles cho biết ông đã thuê các chuyên gia để săn tìm số tài sản cho khách hàng.
Tại Paris, Hội đồng quốc gia Syria (SNC), lực lượng đối lập với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, đã bắt đầu tìm kiếm các công ty có thể giúp họ tìm thấy tiền của các quan chức chính phủ. Ismael Darwish, cựu nhân viên ngân hàng, hiện đang làm việc cho SNC tiết lộ ông đã bắt đầu gặp gỡ với các công ty tình báo tài chính từ tháng 2/2012. “Họ không muốn đàm phán về phí thành công... Điều này quá mạo hiểm, vì họ không biết có thể tìm được bao nhiêu tiền.”
Một trong những mục tiêu được những người săn tìm nhắm tới là Rami Makhlouf, một thương gia người Syria có họ hàng với Tổng thống Bashar al-Assad. Trong những năm gần đây, ông Makhlouf có cổ phần lớn trong công ty dầu mỏ quốc gia Syria, nhà cung cấp dịch điện thoại di động lớn nhất Syria và chuỗi cửa hàng bàn đồ miễn thuế Ramak trên khắp nước này.
Một số nguồn tin của phe đối lập ở Syria cho rằng ông Makhlouf vẫn đang ở Syria. Năm 2011, Makhlouf tuyên bố ông ta đã bán 40% cổ phần trong công ty điện thoại di động quốc gia Syriatel và ủng hộ phần lớn tài sản của mình nhằm giúp đỡ các nạn nhân trong cuộc nội chiến ở nước này. Mặc dù vậy, những email qua lại giữa Makhlouf và các cộng sự bị Wikileaks tiết lộ cho thấy tài phiệt này đã mua cổ phần của các ngân hàng trong khu vực, sau khi tuyên bố gửi tiền cho quỹ từ thiện. Khoản tài sản sản của Makhlouf ước tính lên tới 1,5 tỷ USD.
Trong khi đó, SNC và các quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã bắt đầu phát hiện ra những dấu hiệu của việc chính phủ Syria chuyển tài sản sang Nga, nơi không áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm đóng băng các tài khoản từ Syria.
Giáo sư kinh tế học Osama Kadi tại trường đại học Michigan (Mỹ), giám đốc kinh tế và tài chính của SNC cho biết nhóm của ông đang phải đối mặt với ít nhất 2 trở ngại lớn: chi phí cho những người săn tìm tài sản và tìm kiếm những manh mối đáng tin cậy. “Nếu thu hồi được 10 tỷ USD, chúng tôi sẽ rất may mắn... Nếu không có được sự giúp rất lớn từ công đồng quốc tế, chúng tôi có thể sẽ không thu hồi được nhiều”.
Tuy vậy, có ít nhất một thành viên của cộng đồng quốc tế đang đứng ngoài cuộc - đó là chính phủ Mỹ. Theo ông Luke Bronin, Phó phụ tá Bộ trưởng Tài chính Mỹ về tội phạm tài chính và hỗ trợ tài chính cho khủng bố, chính phủ Mỹ đang cố gắng "đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chính quyền Syria... Việc thu hồi tài sản bị đánh cắp là một vấn đề dài hạn hơn”.
Trong khi đó, Jeremy Kroll, con trai của ông trùm trong lĩnh vực săn tìm tài sản Jules Kroll, hiện cũng đang là nối nghiệp cha mình cho rằng những nỗ lực tìm kiếm và mang về khối tài sản này, kể cả rất nghiêm túc, cũng không thể thành công cho tới khi chính phủ mới được thiết lập.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng!