Quan hệ giữa Nga và Mỹ đang ở trong trạng thái căng thẳng nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh do vấn đề Ukraine.
Theo nhiều chuyên gia, Mỹ đang tiến hành đường lối nhằm kiềm chế Nga tương tự như chiến lược của thời Chiến tranh Lạnh, mặc dù về mặt chính thức Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn ra sức bác bỏ quan điểm này.
Vấn đề sẽ được làm sáng tỏ dưới góc nhìn của chuyên gia, nhà chính trị học Sergei Karaganov trong cuộc trò chuyện với báo Rossyiskaya Gazeta.
Phải chăng chính quyền Mỹ đang hướng tới việc cô lập Nga?
Sergei Karaganov: Thật đáng buồn là tôi hoàn toàn tin rằng, đường lối mà người Mỹ đang tiến hành là nhằm chống Nga theo tinh thần của cuộc Chiến tranh Lạnh và thậm chí là đã có gọt giũa trong vòng một năm rưỡi vừa qua (nhưng không nên nhầm lẫn với chính sách kìm chế hạt nhân).
Đường lối này đã được bắt đầu khi mà ở Mỹ người ta hiểu ra rằng nước Nga sẽ không đi theo chiều hướng chính sách phương Tây chung, như họ hi vọng. Đường lối này đã trở nên hoàn toàn rõ ràng vào khoảng thời gian từ mùa xuân đến mùa thu năm ngoái. Tôi đã xem xét các phát biểu của các nhân vật quen thuộc, đã phân tích dòng thông tin nước ngoài từ những nguồn đáng tin cậy.
Cũng từ khi đó giọng điệu của các phát biểu ngày càng có tính chất thù địch hơn, còn về mặt thông tin – đó là cuộc tuyên truyền tổng lực. Gần cuối năm ngoái, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị đến Olympic Sochi, đã diễn ra bước ngoặt trong chính sách của Mỹ đối với Nga.
Nhiều nhà phân tích khác cũng đồng tình với ý kiến này. Nếu trước đó vẫn còn người hoài nghi, thì dòng thông tin bóp méo và vu khống công khai mà truyền thông phương Tây đã thực hiện trước thềm Olympic Sochi, đã có thể thuyết phục những người hoài nghi nhất.
Bởi vậy, trong biện pháp nào đấy, theo ý kiến cá nhân tôi, hành động của Nga, bao gồm trong cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine, đã trở thành một đòn đánh phủ đầu. Mặc dù tôi nghĩ rằng Nga đã chuẩn bị cho cuộc đối đầu như vậy: rõ ràng là chính sách nhân nhượng hoặc hợp tác đơn thuần không mang lại kết quả nào tích cực. Phương Tây tiếp tục xâm chiếm sang các khu vực lợi ích Nga, mở rộng khu vực ảnh hưởng và tầm kiểm soát.
Ông có tán thành với ý kiến là có ai đó đang cố kéo đường lối hiện nay của Obama chuyến sang lạnh nhạt trong quan hệ với Nga, bằng cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới? Hoặc là người đứng đầu Nhà Trắng cuối cùng đã lạnh nhạt với kế hoạch của mình nhằm cài đặt lại quan hệ với Nga?
Sergei Karaganov: Đường lối kiềm chế nga không phải là mục tiêu của ông Obama, mặc dù là vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, tổng thống Mỹ hiện nay có một chương trình nghị sự khác. Ông ấy rất muốn hiện đại hóa nước Mỹ hơn nữa, giải quyết các vấn đề mang tính chiều sâu của đất nước. Nhưng vẫn đề khác ông ấy không mấy quan tâm.
Nhưng chính sách đối ngoại truyền thống vốn được đề xuất bởi những con người của thập niên 90 quen nhìn Nga là quốc gia quỳ gối và cầu mong sự bố thí. Sự tồn tại của một nước Nga khác họ xem là xúc phạm cá nhân và nhục nhã.
Trong những năm 1990 họ đã chiến thắng, nhưng sau đó đất nước họ đã phạm một loạt sai lầm. Và họ bắt đầu thua. Những con người này nằm trong giới thân cận về chính sách đối ngoại của Obama, họ lôi kéo ông ta thi hành chính sách cứng rắn trong quan hệ với Moskva.
Chính sách này cũng đặt ra nhiệm vụ không chỉ là kiềm chế Nga, nó có vẻ như là nhằm thay đổi chế độ. Những lời nói như vậy đã xuất hiện trong một số văn kiện của người Mỹ. Đơn giản là nó chưa xuất hiện trên mặt báo.
Khái niệm thay đổi chế độ của người Mỹ có nghĩa là gì? Đó là lật đổ tổng thống Putin, bởi cho đến khi nào ông ấy còn nắm quyền, sẽ không có bất cứ cải thiện nào trong quan hệ giữa hai nước. Thực tế đây là đường lối hướng tới hủy diệt đất nước, vì chế độ ở Nga hiện nay được xây dựng bởi sự đảm bảo và ủng hộ của đông đảo dân chúng.
Ở phương Tây mọi người đều nói là Nga có ít nguồn lực. Nhưng họ quên rằng những nguồn lực hiện nay mà họ có thậm chí còn ít hơn đáng kể so với quá khứ. Trong khi đó, ở nước Nga hiện nay có những nguồn lực mà Liên Xô trước đây không có.
Như vậy là Ukraine đã trở thành lý do thiết yếu nhất để Mỹ bắt đầu công khai tiến hành chính sách kiềm chế?
Sergei Karaganov: Không chỉ có vậy. Tình hình ở Ukraine đối với một số chính trị gia châu Âu đã trở thành cơ hội thể hiện rằng dự án châu Âu đang tiến triển, chứ không phải là đang xuống dốc. Họ cần chứng minh cho thế giới thấy một châu Âu thống nhất đang nếm trải một cuộc khủng hoảng khó khăn và cho đến lúc này vẫn chưa có lối thoát, một châu Âu đang sống và vẫn còn hấp dẫn với ai đó.
Đây cũng là một yếu tố chính trị, đạo đức. Dường như ai đó ở Mỹ thông qua tay trong của họ ở châu Âu đã lợi dụng tình hình Ukraine với ý đồ kích động khủng hoảng. Ngoài ra, nhiều người ở Mỹ và châu Âu tính toán rằng, với sự hỗ trợ của các sự kiện Ukraine có thể làm giảm đáng kể nguồn lực đối ngoại của Nga.
Còn nhớ là vào cuối năm ngoái, nhờ chính sách cương quyết, khéo léo và cứng rắn, trọng lượng Nga trên thế giới đã vượt xa nhiều lần so với khả năng thực tế, đặc biệt là kinh tế. Chúng ta ở mức độ gần như là đã bắt đầu cạnh tranh với Mỹ. Trong khi đó, về mặt kinh tế vẫn còn kém hơn vài lần.