Ở Trung Quốc, việc tìm ý trung nhân tại các hội chợ mai mối ngày càng giống như một hình thức “giao dịch” trong mua bán: một bên đưa ra các điều kiện của mình, bên còn lại tự cân đối yêu cầu với năng lực bản thân rồi hình thành “giao kèo” hôn nhân.
Điều kiện “bất di bất dịch” để "giao dịch" có cơ hội thành công cao nhất là: có xe, có nhà, có một công việc tốt, thu nhập cao, gương mặt tuấn tú. Những tiêu chí thực dụng này đã trở thành mục tiêu theo đuổi của người Trung Quốc.
Có thể nói, hình thức tìm hiểu bạn đời tại các hội chợ mai mối ở Trung Quốc đã bắt đầu thay thế cho kiểu tình yêu lãng mạn trước đây. Dường như trong vấn đề này, xã hội Trung Quốc đang quay lại thời phong kiến, khi các ông bố, bà mẹ là người chủ động tìm 'ứng viên' phù hợp rồi dựng vợ gả chồng cho con. Vì thế, trong hội chợ mai mối, số lượng người già có vẻ áp đảo so với thanh niên.
Các ông bố bà mẹ đến hội chợ mai mối, chăm chú đọc các hồ sơ, miệt mài ghi chép, cân nhắc, suy tính từng tiêu chí để tìm người phù hợp cho con.
Một số hình ảnh của hội chợ mai mối đã thu hút rất nhiều phụ huynh và những người độc thân ở Trung Quốc:
Vẻ mặt mệt mỏi của một cô gái trước quá nhiều thông tin tìm bạn đời.
Cô cẩn thận ghi chép lại các thông tin được dán trên bảng.
Những tờ giấy dán kín mít khắp cả hội trường là cơ hội cho các bậc phụ huynh tìm được một người bạn đời phù hợp cho con mình.
Vì vậy mà họ rất tỉ mỉ ghi chép lại thông tin tại ngày hội này.