Biển Đông: Những hình ảnh tố cáo Trung Quốc "ngụy quân tử"

Chí Quân (Tổng hợp) |

(Soha.vn) - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin vừa lớn tiếng tuyên bố: "Mặc dù những tranh chấp trên Biển Đông không phải do Trung Quốc gây ra (?!), nhưng Trung Quốc vẫn sẽ có trách nhiệm và tìm kiếm các giải pháp thông qua thương lượng".

Ông Liu đưa ra tuyên bố trên trong Hội nghị Quốc tế về Hợp tác và phát triển ở Biển Đông mà Trung Quốc tổ chức, với sự tham gia của hơn 60 chuyên gia tới từ các viện nghiên cứu ở Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Phippines, Malaysia, Mỹ và Anh.

Luận điệu của ông Liu không thể lừa dối được dư luận quốc tế, khi trên thực tế, Trung Quốc liên tục sử dụng vũ lực để gây căng thẳng trên Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước khác. Những hình ảnh dưới đây là minh chứng cho điều đó.

Đội tàu đánh cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) gồm 32 chiếc xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản trái phép. Ảnh chụp sáng 6/5/2013
Đội tàu đánh cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) gồm 32 chiếc xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản trái phép. Ảnh chụp sáng 6/5/2013
Lễ ra quân trống rong cờ mở của đội tàu cá trước khi ra Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép cho thấy, nó là một hoạt động có tổ chức, phục vụ nhiều mưu đồ chứ không chỉ vì lợi ích kinh tế đơn thuần

Lễ ra quân rầm rộ của đội tàu cá trước khi ra Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép cho thấy, nó là một hoạt động có tổ chức, phục vụ nhiều mưu đồ chứ không chỉ vì lợi ích kinh tế đơn thuần

Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Tàu Ngư Chính 310 hỗ trợ một tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Nhà nổi kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sau khi dùng vũ lực tấn công và chiếm đảo năm 1988
Nhà nổi kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sau khi dùng vũ lực tấn công và chiếm đảo năm 1988
Ụ súng máy mà Trung Quốc ngang ngược bố trí ở Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu thâm độc là kiểm soát vùng biển xung quanh khu vực này
Ụ súng máy mà Trung Quốc ngang ngược bố trí ở Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu thâm độc là kiểm soát vùng biển xung quanh khu vực này
Ụ công sự và cái gọi là “bia chủ quyền” của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một điều nực cười là mặc dù vẫn ra rả các luận điệu xuyên tạc về chủ quyền của mình ở Trường Sa và dùng mọi thủ đoạn để đánh lừa dư luận quốc tế, nhưng trên chính tấm bia chủ quyền không hề có giá trị pháp lý này, Trung Quốc đã để lộ bộ mặt thật của mình: Trên đó không hề có hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Ụ công sự và cái gọi là “bia chủ quyền” của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một điều nực cười là mặc dù vẫn ra rả các luận điệu xuyên tạc về chủ quyền của mình ở Trường Sa và dùng mọi thủ đoạn để đánh lừa dư luận quốc tế, nhưng trên chính tấm bia chủ quyền không hề có giá trị pháp lý này, Trung Quốc đã để lộ bộ mặt thật của mình: Trên đó không hề có hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
10-	Cuối tháng 3/2013, truyền thông Trung Quốc đưa tin 4 tàu chiến cùng trực thăng của Hạm đội Nam Hải đã tới bãi ngầm James nằm trong vùng lãnh hải của Malaysia, thậm chí còn tổ chức lễ thượng cờ tại đây. Bãi ngầm James cách Bintulu của Malaysia 80 km về phía Tây Bắc và cách đất liền Trung Quốc tới 1800km về phía Nam, nhưng Trung Quốc vẫn ngang ngược tuyên bố đây là điểm cực nam đường lưỡi bò, đồng thời còn ngấm ngầm thả bia “chủ quyền” trái phép tại khu vực này. Tuy nhiên, chính phủ Malaysia lại khẳng định hải quân nước này không hề thấy tàu chiến Trung Quốc nào gần vùng biển của mình. Giới phân tích quốc tế cho rằng, rất có thể đây chỉ là một “tin vịt” nhằm phô trương thanh thế của Trung Quốc.

Cuối tháng 3/2013, truyền thông Trung Quốc đưa tin 4 tàu chiến cùng trực thăng của Hạm đội Nam Hải đã tới bãi ngầm James nằm trong vùng lãnh hải của Malaysia, thậm chí còn tổ chức lễ thượng cờ tại đây. Bãi ngầm James cách Bintulu của Malaysia 80 km về phía Tây Bắc và cách đất liền Trung Quốc tới 1800km về phía Nam, nhưng Trung Quốc vẫn ngang ngược tuyên bố đây là điểm cực nam đường lưỡi bò, đồng thời còn ngấm ngầm thả bia “chủ quyền” trái phép tại khu vực này. Tuy nhiên, chính phủ Malaysia lại khẳng định hải quân nước này không hề thấy tàu chiến Trung Quốc nào gần vùng biển của mình. Giới phân tích quốc tế cho rằng, rất có thể đây chỉ là một “tin vịt” nhằm phô trương thanh thế của Trung Quốc

Tàu hải giám Trung Quốc được phát hiện tại khu vực bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Scarborough chỉ cách bờ biển Philippines 230km
Tàu hải giám Trung Quốc được phát hiện tại khu vực bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Scarborough chỉ cách bờ biển Philippines 230km

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại