Tổng sản phẩm trong nước của Ukraine đã giảm khoảng 12% vào cuối năm và các cuộc giao tranh nhỏ lẻ vẫn tiếp tục xảy ra tại miền đông, khiến người dân Ukraine bắt đầu cảm thấy chán nản với tình hình chính trị của đất nước.
Nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi về số người tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử thị trưởng thành phố và hội đồng khu vực trong thời gian sắp tới.
Đánh giá tín nhiệm đối với Tổng thống Petro Poroshenko và Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đã xuống đến mức thấp nhất so với những lần trước đây.
Các thành viên thuộc đảng của tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, hiện đổi tên thành Khối đối lập, có thể giành được nhiều “chỗ đứng” trong chính phủ mới, sau khi Kiev tỏ ra bất lực với chính sách cải cách kinh tế chậm khiến người dân thất vọng.
“Mọi người đang tức giận, thất vọng và đổ lỗi cho chính phủ hiện tại sau nhiều vấn đề của đất nước,” ông Alexander Motyl, một giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Rutgers ở Newark, New Jersey cho biết.
Ukraine đã trải qua hơn 1 năm bất ổn kinh tế và chính trị sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ trong tháng 3.2014, tiếp đó là cuộc chiến tranh đòi ly khai tại miền đông của lực lượng nổi dậy thân Nga.
Hơn 8.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột và ít nhất 1,4 triệu người phải rời bỏ nơi ở của mình, theo số liệu của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, Moscow phủ nhận vai trò trực tiếp trong cuộc khủng hoảng. Các cuộc bầu cử của Ukraine sẽ không diễn ra tại miền Đông, và người dân dời đi-những người hiện vẫn đăng ký thông tin tại địa chỉ cũ sẽ không thể bỏ phiếu.
Số người tham gia bầu cử dự kiến sẽ tiếp tục ở mức cao, nhưng một cuộc thăm dò trước bầu cử cho thấy 55% người Ukraine nghi ngờ các cuộc bầu cử địa phương có thể “cứu” được Ukraine.
Theo điều luật mới, ứng viên thị trưởng phải nhận được đa số sự ủng hộ trong mỗi thành phố có dân số hơn 90.000. Hiện chỉ có 12% người dân hiểu được các quy tắc mới và hy vọng kết mang lại kết quả cho cuộc bầu cử vào ngày 15.11.
Nền kinh tế Ukraine rơi vào khủng hoảng từ sau cuộc cách mạng Euromaidan vào năm 2014, với cuộc xung độ ở miền đông hay hàng loạt nhà máy bị phá hủy, chiếm khoảng 20% GDP của Ukraine.
Kiev cũng cần thanh toán các khoản nợ để đáp ứng yêu cầu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, qua đó nhận được 17,5 tỉ USD cứu trợ tài chính, một quan chức tuyên bố.