Báo Mỹ: TQ chuẩn bị cho chiến tranh

Thái An |

Theo tờ American Thinker, ngoài nỗ lực nạo vét ngày đêm và làm đảo nhân tạo ở Biển Đông, TQ hiện còn đang xây dựng căn cứ không/hải quân ở quần đảo Nanji - phần gần nhất của TQ với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật.

TQ được cho là đang xây dựng bãi đáp trực thăng ở quần đảo Nanji. Ảnh: Kyodo

Trước đó, họ đã xây dựng một sân bay cũng ở khu vực gần Senkaku/Điếu Ngư. 

Những hình ảnh gần đây của Google Earth cho thấy một số máy bay Su 27 (hoặc phiên bản) ở phía tây và một số chiếc J-8 Finbacks ở giữa sân bay.   

Căn cứ mới ở quần đảo Nanji chỉ cách Senkaku/Điếu Ngư ít phút đi máy bay phản lực.

Một hình ảnh mà Thời báo Nhật Bản có được cho thấy một quả đồi được san phẳng với ít nhất 8 bãi đỗ trực thăng.

Hành trình thông thường từ quần đảo Nanji đến Senkaku/Điếu Ngư là 600km.

Trực thăng vận chuyển lính của TQ sẽ bay khoảng 800km trong hành trình tương tự.

Nhật có các tàu phòng vệ bờ biển ở quanh Senkaku/Điếu Ngư nhưng không có vũ khí.

Tàu TQ nếu đụng độ với tàu phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ bị coi là bên xâm lấn.

Nhưng trực thăng có lại có thể bay qua các tàu Nhật và đổ bộ lính mà không bị phản đối.

Như vậy, chỉ trong vòng vài phút, cờ TQ sẽ xuất hiện trên các đảo và trên mạng.

Khi đó, Nhật sẽ trở thành kẻ gây hấn nếu dỡ bỏ cờ TQ.

Đó là lý do TQ lập khá nhiều bãi đáp trực thăng và cũng là cách họ bắt đầu một cuộc chiến mà không bị coi là kẻ gây hấn.

Bộ Ngoại giao Nhật đã đưa ra biểu đồ thể hiện số lần xâm nhập của TQ vào lãnh hải Nhật xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong mỗi tháng. 

Qua đó, có thể thấy, đây là một nỗ lực bền bỉ và có sự chỉ đạo. 

Giờ đây, TQ còn triển khai hàng trăm tàu tới quần đảo Osagawa thuộc chuỗi đảo thứ hai. 

Với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, người TQ chưa từng sống ở bất kỳ đảo nào trong quần đảo.

Về phía Nhật, thời điểm người Nhật sống nhiều nhất tại quần đảo này (hơn 200 người) là trước Thế chiến I.

Nhật không hề có quân đội ở Senkaku/Điếu Ngư trong khi đó những động thái của TQ trên quần đảo Nanji được xem là đồng nghĩa với việc chuẩn bị chiến tranh.

Hồi cuối tháng 12, Thời báo Nhật nhấn mạnh, các diễn biến trên quần đảo Nanji có thể "đánh động" các chiến lược an ninh Nhật-Mỹ liên quan tới phòng thủ Senkaku/Điếu Ngư.

Báo này dẫn lời Li Jie, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hải quân TQ rằng, quân đội nước này đã thiết lập sự hiện diện quân sự - gồm cả hệ thống radar - trên quần đảo. 

“Đây là vị trí chiến lược quan trọng vì khoảng cách gần với quần đảo Điếu Ngư - TQ gọi quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật là Điếu Ngư.

Nó có thể hỗ trợ cho vùng nhận diện phòng không Hoa Đông và là địa điểm hải quân trọng yếu với các tuyến phòng thủ ven biển của TQ", ông này nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại