Bài viết có tiêu đề "Kinh tế Nga tốt hơn tất cả những gì bạn tưởng" đăng trên tờ Fortune (Mỹ) nhận xét rằng, trong Thông điệp Liên bang đọc trước toàn quốc hồi đầu năm nay, Tổng thống Barack Obama đã "bốc phét" về những hiệu quả của các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên kinh tế Nga.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng tỏ ra thông cảm cho những lời lẽ này bởi họ cho rằng ông Obama có những lý do riêng để đề cao vai trò biện pháp cấm vận mà chính ông đã khởi xướng.
Nhưng trong cuộc thảo luận tại Hội nghị toàn cầu Viện Milken vừa kết thúc ở Los Angeles (Mỹ) hồi cuối tháng 4 vừa qua, các chuyên gia đã không đồng ý với nhận xét của Nhà Trắng về kinh tế Nga, theo các chuyên gia, chủ yếu gắn liền với việc giá dầu giảm chứ không phải do biện pháp cấm vận từ phương Tây.
Đồng tiền Nga đã ổn định giá trị sau đợt mất giá mạnh hồi năm qua, thị trường chứng khoán phục hồi hơn 20% trong từ đầu năm đến nay.
Theo đánh giá của ông trùm đầu tư David Bonderman, các biện pháp cấm vận kinh tế của phương Tây đối với nền kinh tế Nga không thực sự gây “thiệt hại” giống như các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran.
Thậm chí, các lệnh trừng phạt còn đóng góp cho sự tích cực đầu tư vào Nga.
Các nhà bán lẻ, ví dụ như chuỗi siêu thị Lenta (mà ông Bonderman có cổ phần), đang thu được lợi nhuận cao hơn đáng kể nhờ việc vắng mặt của các đối thủ cạnh tranh đến từ phương Tây, và nhu cầu đối với mặt hàng chủ lực như cửa hàng tạp hóa vẫn còn mạnh.
Nhà đầu tư ngân hàng người Nga Ruben Vardanyan chỉ ra rằng gần như toàn bộ nền kinh tế Nga không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá đồng rúp mà nguyên nhân là khoảng 90% dân số không có ý định mua hàng nhập khẩu.
Với thực trạng này, theo ông Vardanyan, chỉ mang lại hiệu quả đặc biệt có lợi cho Tổng thống Vladimir Putin trong những tháng sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt.
Cũng tại hội nghị toàn cầu Viện Milken, một nhóm chuyên viên đã ngầm chỉ trích chính sách của Mỹ đối với Nga và coi đây là việc làm "không hiệu quả và thiển cận".
Susan Eisenhower, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của tập đoàn tư vấn đầu tư The Eisenhower lập luận rằng việc cô lập Nga, thậm chí trừng phạt vì “Nga vi phạm luật pháp quốc tế”, không phải vì lợi ích của Hoa Kỳ.
Bà Susan đề nghị rằng, Washington nên thiết lập lại mối quan hệ với Moscow bằng cách chỉ định một phái đoàn đặc biệt đến Nga nhằm đối thoại và tìm ra lối thoát cho vấn đề Crimea hay Ukraine.
Còn ông trùm Bonderman nhận định rằng, chính sách sai lầm của Mỹ đối với Nga chỉ góp phần đẩy Nga “ngả vào vòng tay Trung Quốc” nhanh hơn mà thôi.
Cũng theo Bonderman, mối quan hệ Nga – Trung đi ngược lại với mong muốn của toàn thể nhân dân Nga và chỉ có hại cho các lợi ích của Hoa Kỳ.
"Người dân Nga muốn được được coi là “người phương Tây” và cố gắng đẩy họ về phía đông là phi tự nhiên", Bonderman nói.
Kết thúc hội nghị, các nhà phân tích tin rằng giới đầu tư Nga và nước ngoài chỉ có lợi nếu dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Bài viết nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng của thị trường Nga, cũng như uy tín của Tổng thống Vladimir Putin cho thấy rằng nền kinh tế Nga không trong tình cảnh trầm trọng như suy nghĩ của phương Tây.
Ngày 27/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây khiến nước này tổn hại 160 tỷ USD, tuy nhiên các doanh nghiệp Nga đã thành công trong việc trả được nợ nước ngoài.
Theo Tổng thống Putin, các ngân hàng và doanh nghiệp Nga cần phải trả khoản nợ 130 tỷ USD trong năm 2014 và 60 tỷ USD nữa trong năm nay.
Ông nói trong cuộc họp của ủy ban lập pháp ở St. Petersburg: "Rõ ràng, ai đó đã tính tới một sự đổ vỡ nào đó. Chúng ta không nhận được 160 tỷ USD (đầu tư nước ngoài), và phải trả 130 tỷ USD cùng 60 tỷ USD.
Chẳng có sự đổ vỡ nào xảy ra. Kinh tế Nga tương đối dễ dàng vượt qua các rào cản nhân tạo này".
Tổng thống Nga cho biết thêm các doanh nghiệp nước này đã dễ dàng thanh toán tất cả các khoản tín dụng của mình - năm 2014 là 130 tỷ USD, và thanh toán phần đáng kể số nợ 60 tỷ USD của năm 2015 vào quí I/2015. Ông khẳng định "giai đoạn (trả nợ) đỉnh điểm đã qua".
Nga đã nói về một "thế lực" gồm Moscow sẽ khiến Mỹ điêu đứng