New York Times ngày 17/7 đã đăng tải bài viết của tác giả Kishore Mahbubani với tiêu đề: “Hãy giúp đỡ phe bồ câu của Trung Quốc”.
Dưới đây là một đoạn trích trong bài viết này được tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đăng tải lại. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Năm 1980, kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 1/10 của Mỹ. 30 năm sau, tổng GDP của Trung Quốc đã vươn lên vị trí số 2 trên thế giới mà không khiến trật tự thế giới bị đảo lộn. Rồi, gần như không hề có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào, phương pháp thận trọng trước những thách thức từ bên ngoài của Trung Quốc trong suốt 30 năm phát triển đã bị thay thế bởi các hành động lỗ mãng, xuất phát từ sự tự phụ trước thành quả của mình.
Ở một mức độ nào đó, thái độ này có thể giải thích tại sao các nước phương Tây đi đến một nhận định chung: “Trung Quốc đã trở thành một cường quốc quân sự theo chủ nghĩa khoa trương”. Trước khi nhận định này trở thành một kết luận chắc chắn, chúng ta nên tự nhắc nhở mình: Trung Quốc là một xã hội lớn và hết sức phức tạp. Trong lần viếng thăm Trung Quốc gần đây, tôi phát hiện ra rằng tầng lớp lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đang tiến hành một cuộc tranh luận đặc biệt: “Trung Quốc nên sử dụng chiến lược nào?”.
Theo cách nói của phương Tây, Trung Quốc đang tồn tại hai phe: phe bồ câu và phe diều hâu. Phe diều hâu cho rằng Trung Quốc đã phải nhẫn nhịn chịu đựng hàng trăm năm nay, và rằng một Trung Quốc mới trỗi dậy nên quyết đoán để tranh giành những lợi ích về lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông.
Nhưng trong cuộc tranh luận tại Bắc Kinh, phe bồ câu không hề bị lép vế, họ lợi dụng truyền thông của Phương Tây chỉ trích những đợt sóng này của Trung Quốc, nhắc nhở giới lãnh đạo trung Quốc đã xem nhẹ chính sách “Ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình.
Họ cho rằng những hành vi gây sức ép gần đây của Trung Quốc đã giải phóng cho “con hổ” tinh thần chống lại Trung Quốc, mà một khi đã thả ra rất khó bắt lại.
Khi trong nội bộ Trung Quốc xuất hiện tranh luận, thì việc đưa ra kết luận vội vàng không phải là điều sáng suốt. Trung Quốc có thể trở nên thù địch hơn. Dư luận về việc chống Trung Quốc xuất hiện trên truyền thông phương Tây càng làm dấy lên chủ trương về “âm mưu khắc chế” của phương Tây đối với Trung Quốc.
So với thời của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, dư luận Trung Quốc đã phát huy tác dụng mạnh mẽ chưa từng có, nhưng việc Trung Quốc có được lực lượng cộng đồng mạng lớn nhất thế giới như ngày nay cũng tồn tại những nguy hiểm nhất định, nếu bị thao túng theo ý đồ xấu.
Những vấn đề ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Trung Quốc vẫn không hề thay đổi - đó là dành 90% sự quan tâm cho những sự vụ nội bộ. Nếu phe bồ câu có thể bảo vệ và chứng minh được quan điểm của mình trước phe diều hâu, thì điều này sẽ mang đến cho cộng đồng quốc tế những lợi ích rõ ràng. Bởi thế chúng ta nên đặt ra câu hỏi “ Phải làm gì để giúp đỡ phe bồ câu giành được thắng lợi?”.
Xem thêm Video: Trung Quốc vạch rõ chiến lược tại Ấn Độ Dương (Nguồn: VTC14)
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA