Dư luận muốn biết ai khóc cho ông Hagel to nhất thì không thể bỏ qua phản ứng của giới chức Israel vì đất nước Israel một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách quốc phòng dưới thời ông Hagel.
Giới lãnh đạo Israel tỏ ra vô cùng tiếc rẻ việc ông Hagel bị mất chức.
Bộ trưởng Quốc Phòng Israel Moshe Ya'alon gọi ông Hagel là "người bạn thật sự của Israel" trong khi Thủ tướng nước này là Netanyahu từng gọi TT Obama là "kẻ thủ lớn nhất của Nhà nước Do Thái".
Chuyện Israel "thương tiếc" ông Hagel bề ngoài xem ra hơi khó hiểu bởi quan hệ Mỹ - Israel đang gặp sóng gió.
Tuy nhiên, việc Israel xuýt xoa vì sự ra đi của ông Hagel có lẽ chẳng hề khó hiểu nếu nhìn vào con số 3 tỷ Đô là Mỹ mà Lầu Năm Góc chi cho Bộ Quốc Phòng Israel mỗi năm.
Vì văn phòng của ông Hagel lo toan để xoay sở cho ra số tiền viện trợ khủng này, nên vị Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ được ví như ví như "ông già Noel" của quân đội Israel.
Phóng viên Barak Ravid của trang tin điện tử Vox.com dẫn lời một quan chức của Israel:
"Thật đáng xấu hổ là Hagel đã ra đi, ông ấy rất tuyệt vời với chúng tôi."
Giới chức Israel đang tỏ ra họ là những fan cuồng "yêu mến" ông Hagel nhất.
Ông Hagel xuất hiện trong một cuộc tập trận chung giữa Mỹ- Israel - Ảnh: Getty Images
Thượng nghị sĩ John McCain thấu hiểu "nỗi lòng người ra đi" với ông Hagel
Thượng nghị sĩ John McCain bênh vực người bạn cũ mình.
Ông McCain, thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa vừa lên tiếng bảo vệ người đồng đội cũ của ông là Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel.
Từng là những cựu binh tháp chiến ở Việt Nam, McCain tỏ ra thấu hiểu "nỗi lòng của người ra đi" mà bạn ông đang phải chịu đựng.
"Tôi cảm ơn sự phục vụ của Chuck Hagel, và tôi biết một điều rằng, ông ấy rất, rất tức giận."
Lời nói của ông McCain, Thượng Nghị sĩ phe Cộng hòa của bang Arizona đang được kì vọng sẽ đảm nhiệm vị trí điều khiển Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng Viện Mỹ.
Trong khi ông McCain thẳng thừng thể hiện quan điểm của mình, một quan chức cao cấp khác của Mỹ lại khẳng định với hãngFox News:
"Không làm gì sai, Bộ Trưởng Hagel lại bị sa thải"
Điều dư luận quan tâm bây giờ là ai sẽ kế nhiệm ông Hagel.
Đối với các quốc gia Đông Nam Á, họ đang nghe ngóng tin tức xem liệu Mỹ sẽ tiếp tục chính sách xoay trục về châu Á của họ như thế nào khi mà, ông Hagel, một người tỏ ra rất nhiệt thành với chính sách này của Mỹ.
Câu chuyện từ quan của ông Hagel cũng đặt dấu hỏi về cái gọi là "Sáng Kiến Đổi Mới Quốc Phòng" về hiện đại hóa Quân Đội Mỹ mà ông Hagel tỏ ra rất tâm huyết theo đuổi tại Diễn Đàn Quốc Phòng Ronald Reagan vừa qua.
Ông từng tỏ ra rất đau khổ về việc thiếu thốn nguồn tài chính cho mục tiêu nâng cao năng lực cho Quân đội Mỹ.
Ông Hagel sẽ tiếp tục công việc của mình cho đến khi Thượng viện Mỹ phê chuẩn người thay thế ông.
Ông Hagel ra đi vì Obama không biết dụng nhân?
"Team of Rivals" (tạm dịch là Đội hình của những đối thủ) là một triết lý sinh hoạt chính trị mà Tổng Thống Abraham Lincoln của Mỹ từng áp dụng lúc sinh thời.
Theo triết lý này, một nội các gồm những thành phần tinh hoa của hai phe đối lập vẫn có thể hợp tác với nhau để điều hành đất nước.
Ông Obama từng ca ngợi tư duy dụng nhân của Abraham Lincoln hết lời. Ông cũng thử áp dụng triết lý "đội hình của các đối thủ." Nhưng có lẽ, ông Obama chưa thành công.
Là một người của Đảng Cộng Hòa, ông Hagel nhiều lần tỏ ra không hài lòng những chính sách của ông Obama.
Ông cũng nêu ra những thực trạng thách thức vị thế cường quốc quân sự số 1 của Mỹ, không quên phàn nàn về tình trạng tài chính thiếu hụt đã ngăn trở Mỹ thể hiện tư thế "nhà vô địch không thể bị qua mặt" trên các điểm nóng về quân sự khắp thế giới.
Nguồn tin của Fox News về xung quanh sự từ nhiệm của ông Hagel cho biết Nhà Trắng đã lên kế hoạch thay thế ông Hagel từ hàng tuần nay.
Ông Hagel phải trả giá vì "đồng sàng dị mộng" với ông Obama
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Hagel tuyên bố từ chức cùng với những "lời tri ân" có tính cách giữ thể diện cho ông.
Sự ra đi của Hagel một lần nữa đặt dấu chấm hỏi đối với biệt "dụng nhân" của ông Obama, vị Tổng Thống đầu tiên bổ nhiệm bốn Bộ Trưởng Quốc Phòng trong thời gian tại vị, tính từ năm 1947.
Giới phân tích đưa ra nhiều lời giải thích cho sự ra đi trong "cưỡng bức" của ông Hagel. Một trong những nguyên nhân chính là ông Obama đã không còn đặt tin tưởng vào vị Bộ trưởng này nữa.
Ông Hagel từng nhận hai huân chương Trái tim Tím cho sự phục vụ tận tụy cho quận đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Dư luận cho rằng ông Hagel bị mất ghế do quá thẳng thắn khi phê phán chính sách của TT Obama về các vấn đề liên quan đến Iraq, Sirya và Nhà nước Hồi giáo IS.
Chuyên gia phân tích về vấn đề quốc phòng Loren Thompson nhận xét ông Hagel được giao trọng trách Bộ trưởng Quốc Phòng cách đây 2 năm vì TT Obama xem ông Hagel như là chiếc cầu nối để hòa giải những khác biệt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.
Ông tỏ ra nhiệt tình ủng hộ chính sách xoay trục về Châu Á của TT Obama.
Cái khổ của ông Hagel là ông dường như phải làm vui lòng cả hai phe.
Đi giữa hai làn đạn được hai năm thì ông Hagel làm phe cộng hòa xa lánh ông và phe dân chủ thì nổi đóa với ông.