Theo bài viết của tác giả Harry Kazianis trên tờ The Diplomat, năm 2013, khu vực châu Á-Thái Bình Dương thu hút sự quan tâm rất lớn từ các nhà quan sát chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia, quốc phòng. Bài báo nhận định, sẽ có 4 điểm nóng lớn tại khu vực này trong năm 2014 - vốn không phải là vấn đề xa lạ - và gần như tất cả đều có liên quan tới Trung Quốc theo cách này hay cách khác.
Tác giả Kazianis đã xếp 4 điểm nóng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo thứ tự tăng dần.
4. Triều Tiên lại gây căng thẳng
Trong năm 2014, Triều Tiên - đồng minh thân cận của Trung Quốc - nhiều khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á và tất cả đều đáng lo ngại. Từ khả năng xảy ra một vụ thử hạt nhân hay tên lửa khác, một số hành động khiêu khích châm ngòi cuộc khủng hoảng trong khu vực (giống như vụ tàu chiến Cheonan hoặc tồi tệ hơn) hay một sự sụp đổ hoàn toàn, Bình Nhưỡng luôn có khả năng nhấn chìm khu vực Đông Bắc Á và cả một khu vực rộng lớn hơn vào tình trạng bất ổn.
Ông Kazianis chia sẻ thêm rằng, năm ngoái, những động thái của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã khiến ông nhiều đêm mất ngủ.
3. Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc tiếp tục gia tăng
Sự trỗi dậy của Trung Quốc chắc chắn là một câu chuyện toàn cầu, bao gồm nhiểu vấn đề trên toàn thế giới. Năm 2014, sự trỗi dậy của Bắc Kinh sẽ đạt tới một bước ngoặt mới, gây ra những căng thẳng mang tính cạnh tranh lớn hơn với Mỹ. Với nhiều mâu thuẫn hơn trên biển giống như vụ gần va chạm với tàu USS Cowpens của Mỹ, tranh chấp thương mại, khối thương mại mới (TTP), các cáo buộc do thám từ hai phía, không khó để dự đoán được rằng năm 2014 sẽ không phải là một năm dễ dàng đối với các mỗi quan hệ Mỹ-Trung Quốc.
Trong khi Trung Quốc nói về việc tạo ra các mối quan hệ cường quốc kiểu mới và tìm kiếm các quan hệ hai bên cùng có lợi, còn Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng mong muốn thúc đẩy quan hệ hòa bình, thì những căng thẳng giữa hai nước dường như quá lớn để có thể hy vọng về những điều tốt đẹp.
Harry Kazianis dự đoán rằng, mối quan hệ này giữa 2 cường quốc hàng đầu thế giới này sẽ cạnh tranh hơn, căng thẳng hơn, và sẽ có nhiều tuyên bố thẳng thắng về ùng với những tuyên bố thẳng thắn, hàm chứa mục đích, đến từ hai phía. Cả 2 sẽ ít làm hài lòng nhau hơn mà sẽ thêm đối đầu.
2. Vấn đề ở biển Đông
Dường như căng thẳng ở biển Đông không bao giờ kết thúc. Tình hình năm tới cũng sẽ tiếp diễn như vậy. Trong tình hình có nhiều nước khẳng định chủ quyền tại các quần đảo, rạn san hô, vịnh và bãi đá khác nhau, cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên được cho là nằm bên dưới chúng, năm 2014 sẽ chứng kiến nhiều động thái gây căng thẳng.
Trung Quốc sẽ tiếp khẳng định những yêu sách của họ thông qua chiến lược “ngoại giao cây gậy nhỏ" - nhưng cây gậy đó dường như đang to dần.Với việc triển khai tàu sân bay mới tới biển Đông để diễn tập sau khi đơn phương tuyên bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép tại các khu vực, trong đó có cả Bãi Cỏ Mây của Việt Nam.
1. Căng thẳng tại biển Hoa Đông
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Không phải nội chiến ở Syria, chương trình hạt nhân của Iran hay kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan, điểm nóng quốc tế quan trọng nhất trên thế giới hiện nay chính là vấn đề ở biển Hoa Đông. Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại khu vực này. Xét tới việc nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới bị cuốn vào một vòng căng thẳng ngày càng gia tăng và có thể lôi kéo cả Mỹ nhập cuộc, thì không còn vấn đề nào có thể lớn hơn.
Theo ông Kazianis, trong khi Trung Quốc tiếp tục tuần tra khu vực này bằng các phương tiện hải quân và không quân, đồng thời tuyên bố thiết lập vùng phòng không, thì Nhật Bản nỗ lực tăng cường lực lượng vũ trang, tập trung bảo vệ khu vực tranh chấp, "thứ thuốc chế người" dường như đang hình thành. Các phương tiện hải quân và không quân liệu có tiến tới đủ gần để dẫn tới xung đột? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Hãy chờ xem vào năm 2014.