Theo đó, các nhà lãnh đạo thế hệ thứ năm của ĐCS Trung Quốc thường có thói quen đọc các sách về thành tựu của Trung Quốc và các đảng Cộng sản khác.
Chỉ có 2 cuốn thuộc diện “phổ biến nhất” không liên quan đến các chủ đề về kinh tế, chính trị, lịch sử Trung Quốc, đó là cuốn “Thế giới phẳng” của cây bút chuyên viết về toàn cầu hóa Thomas Friedman của tờ “Thời báo New York” – được xếp thứ 7, và cuốn “Sự trỗi dậy và diệt vong của một siêu cường” – đề cập đến sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết – đứng thứ 5. Cả hai tác phẩm này đều cho thấy mối quan ngại của giới lãnh đạo Trung Quốc về khả năng sụp đổ của đảng cũng như những tác động của toàn cầu hóa kinh tế.
10 cuốn sách trên được bình chọn từ 103 tác phẩm. Đứng thứ nhất là cuốn “Nỗi đau và vinh quang” của Jin Yinan, đề cập quá trình nắm quyền của ĐCS Trung Quốc; đứng thứ 2 là cuốn “lịch sử 30 năm”, tác giả Wu Xiaobo, viết về các chương trình cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Tiếp đó là tác phẩm “Tăng Quốc Phiên” của tác giả Tang Haoming, nói về cuộc đời của một viên quan nổi tiếng triều Mãn Thanh...
Văn hóa đọc được xem là một phần rất quan trọng trong lịch sử ĐCS Trung Quốc. Trong những năm đầu cầm quyền, Mao Trạch Đông từng cho công bố một danh sách những tác phẩm hữu ích với người cách mạng. Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo được cho là đã đọc cuốn “Sự suy ngẫm” viết vế đề chế La Mã thời Marcus Aurelius. Thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc Cường là một độc giả đặc biệt nhiệt thành của cuốn “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3” do nhà kinh tế học người Mỹ Jeremy Rifkin đứng tên.