Quốc gia EU vẫn 'giúp' Nga trung chuyển loại nhiên liệu quan trọng, bất chấp lệnh cấm sắp có hiệu lực

Vu Lam |

Bỉ đang nối lại hoạt động trung chuyển khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga sang châu Á sau thời gian “tạm lắng” vào mùa hè. Hoạt động này vốn đã diễn ra trong nhiều năm nhưng lại trở thành chủ đề gây tranh cãi khi lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào năm 2025.

 - Ảnh 1.

2 tàu dự kiến sẽ nhận LNG của Nga tại nhà ga Zeebrugge của Bỉ vào cuối tháng này, đó là LNG Dubhe và LNG Phecda. Trước đó, 2 tàu khác giao nhiên liệu đến cảng của Bỉ vào cùng 1 thời điểm. Đây là những đợt trung chuyển nhiên liệu đầu tiên từ nhà máy LNG Yamal của Nga kể từ tháng 8.

Hoạt động trung chuyển nhiên liệu đã được tận dụng để vận chuyển nhiên liệu từ cơ sở phía bắc nước Nga đến châu Á, chủ yếu vào mùa đông. Hoạt động này cũng bao gồm chuyển hàng hoá từ các tàu chở LNG chịu được băng đá (ice class) sang các tàu thông thường ở các cảng châu Âu.

Từ tháng 10 đến cuối mùa xuân, Nga thường không thể sử dụng tuyến đường phía Bắc, vốn có lộ trình ngắn hơn, để vận chuyển LNG đến châu Á vì nhiều lớp băng dày cản trở đường đi.

Tuy nhiên, hoạt động trung chuyển sẽ thay đổi khi mùa nhu cầu sưởi ấm sắp tới kết thúc. Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm Nga vận chuyển LNG qua các cảng của khối kể từ cuối tháng 3/2025. Một số thành viên EU, bao gồm các nước nhập khẩu LNG hàng đầu của Nga như Pháp và Bỉ, đang kêu gọi các hành động kiểm soát chặt chẽ hơn để giúp họ loại bỏ dần sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.

Hiện tại, EU vẫn chưa ban hành lệnh cấm hoàn toàn với LNG của Nga đến khu vực này vì nhu cầu của khối vẫn rất lớn. Việc mua nhiên liệu thậm chí còn tăng lên sau khi mâu thuẫn Nga - Ukraine xảy ra, dù tổng lượng năng lượng nhập khẩu từ quốc gia này đã giảm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại