Trong số những nhân vật kinh điển được tạo nên trong tiểu thuyết và phim ảnh Trung Quốc, hình ảnh Quan Vũ uy dũng, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao, cưỡi ngựa Xích Thố phi nước đại, xông thẳng vào tướng địch đã in sâu vào tâm trí nhiều người.
Thanh Long Yển Nguyệt đao, hay Quan đao, là một trong những binh khí nổi danh nhất thời Tam Quốc.
Trong tiểu thuyết "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung, nhờ Thanh Long Yển Nguyệt đao mà Quan Vũ hiếm khi thất bại trên chiến trường và trở thành một trong Ngũ hổ thượng tướng đầy sức mạnh của nhà Thục. Chiếc đao này nặng 82 cân thời xưa, bằng khoảng 49 kg ngày nay.
Câu hỏi đặt ra là, liệu tướng lĩnh thời xưa có thực sự giống như Quan Vũ - tay cầm binh khí hạng nặng, chiến đấu bất kể ngày đêm trên chiến trường?
Binh khí hạng nặng thời xưa: Có thật hay chỉ trên tiểu thuyết?
Thời cổ đại thường xuyên xảy ra chiến tranh để tranh giành quyền ảnh hưởng. Vì vậy, khi cả hai bên tham gia vào các cuộc chiến tranh quy mô lớn, họ sẽ dựa vào ưu thế về quân số để phân định kết quả cuộc chiến. Sau này, theo sự phát triển của thời đại, chiến tranh bắt đầu có những biến đổi to lớn.
Những người tham gia chiến tranh dần dần phát hiện ra rằng nếu muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến, họ cần phải nâng cấp trang bị mà các chiến binh mang theo. Dần dần, áo giáp xuất hiện, sau khi mặc vào, người lính có thể chịu được nhiều đòn đánh và ít bị thương hơn.
Nhưng chỉ có áo giáp để bảo vệ mình thôi là chưa đủ, nâng cấp vũ khí cũng là một cách nâng cao hiệu quả chiến đấu nên con người thời xưa bắt đầu tăng cường nghiên cứu về vũ khí.
Trên chiến trường cổ xưa, vũ khí mà binh lính bình thường cầm thường không quá nặng, nhưng vũ khí được nhiều tướng lĩnh sử dụng lại khác với binh lính bình thường. Trong các bộ phim chiến tranh và phim truyền hình cổ trang, các tướng lĩnh chỉ huy đội quân thường sử dụng vũ khí hạng nặng.
Giống như danh tướng Tiết Nhân Quý thời nhà Đường, người ta nói rằng ông đã sử dụng cây Phương Thiên Họa Kích nặng hàng trăm kg.
Vũ khí được Lỗ Trí Thâm sử dụng trong "Thủy Hử" là cây Nhật Nguyệt Quyền Trượng cũng nặng 62 cân, bằng khoảng 36 kg ngày nay.
Người cổ đại khi chiến đấu, về cơ bản là sử dụng vũ lực và tốc độ. Trên chiến trường sinh tử nhất thời, không ai có thể quan tâm họ đã dùng bao nhiêu công sức.
Vì vậy, với họ vũ khí càng nặng thì càng tốt, vũ khí càng dài thì càng tốt. Dài hơn một chút, nặng hơn một chút, mạnh hơn một chút đều có nghĩa là cơ hội chiến thắng cao hơn.
Ngoài lý do này, còn có một lý do khác khiến người xưa sử dụng vũ khí nhiều đến vậy. Lý do là sự cường điệu. Để làm nổi bật sức mạnh của nhân vật chính trong một cuốn sách, người viết sách thường sử dụng một mức độ cường điệu nhất định. Việc sử dụng cách cường điệu này sẽ làm nổi bật hơn nữa tính cách của nhân vật chính.
Bằng cách viết nhân vật theo cách này, nhân vật chính trong cuốn sách sẽ thu hút nhiều độc giả hơn.
Tuy nhiên, có bằng chứng khảo cổ cho thấy vũ khí của người xưa quả thực không hề nhẹ, với việc khai quật liên tục các ngôi mộ cổ, một số lượng lớn vũ khí được chôn cùng với họ cũng được khai quật.
Những vũ khí khai quật được này về cơ bản có trọng lượng từ vài kg đến khoảng 30 kg, trọng lượng càng cao thì càng ít người sử dụng.
Ngoài ra, thể chất của người xưa và người hiện đại cũng khác nhau. Trước đây, con người sống trong một môi trường tương đối khắc nghiệt. Để đối phó với chiến tranh, cướp bóc và thiên tai dai dẳng, con người ngày xưa đã tập thể dục nhiều hơn và thể chất của họ được cải thiện nhờ đó.
Nhờ có thể chất tốt mà việc họ sử dụng vũ khí hạng nặng trên chiến trường không phải là điều hiếm.
Như vậy, trên thực tế, vũ khí con người sử dụng thời cổ đại rất nặng, nhưng có thể có một số cường điệu từ người viết sách nhằm nhấn mạnh sự uy dũng của nhân vật chính.
Tham khảo: Sohu