Đợt triển khai này nằm trong khuôn khổ một sứ mệnh chung ở Ukraine, vốn đã được Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski thông báo từ trước.
Ông Radoslaw Sikorski nhấn mạnh việc hiện diện của một liên minh trên lãnh thổ Ukraine không đồng nghĩa với sự tham gia trực tiếp vào xung đột Nga-Ukraine.
Động thái nêu trên của NATO được phương Tây mô tả là một nỗ lực nhằm "ngăn thảm họa ở khu vực có chiến dịch quân sự đặc biệt".
Cụ thể, các nhà hoạch định chính sách phương Tây nhất trí rằng "một quyết định quan trọng" cần được thông qua để đưa các nhóm binh sĩ tinh nhuệ quy mô nhỏ đến Ukraine.
Nhiệm vụ chính của những nhóm này là bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị quân sự và sẽ không trực tiếp tham gia hành động thù địch.
Trong khi đó, theo UnHerd, NATO không loại trừ kịch bản đưa quân đến biên giới Ukraine-Belarus hoặc ở các cảng của TP Odessa - Ukraine.
Về những sự kiện trên, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev trước đó khẳng định mọi hành động can thiệp vào xung đột Nga - Ukraine của binh sĩ NATO trên lãnh thổ Ukraine đều biến họ trở thành những người trực tiếp tham gia xung đột.
Ở một diễn biến khác, theo Defense News, số lượng binh sĩ Mỹ và NATO đóng quân tại Đông Âu có thể gia tăng trong những năm tới.
Khoảng 100.000 quân nhân Mỹ đang đồn trú trên khắp châu Âu, trong đó khoảng 20.000 người được triển khai đến những quốc gia như Ba Lan và Romania sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022.
Các lực lượng Mỹ đến giờ chưa đối đầu trực tiếp với Nga, chỉ tham gia huấn luyện binh sĩ Ukraine chiến đấu ở tiền tuyến.
Khoảng 40.000 binh sĩ NATO cũng đang đồn trú trong khu vực nhằm hỗ trợ nỗ lực đảm bảo an ninh cho các nước Đông Âu.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ ngày 10-4, Tướng Christopher Cavoli - người đứng đầu Bộ Tư lệnh Châu Âu của Mỹ - khẳng định việc triển khai binh sĩ là một phần trong kế hoạch "chuyển hướng rõ ràng về phía Đông" của NATO.
Ông Christopher Cavoli cho biết cơ sở hạ tầng đã sẵn sàng để huy động thêm binh sĩ nếu cần.