Nâng cao khả năng sống sót của xe tăng trên chiến trường là vấn đề được quân đội các nước quan tâm. Hàng loạt giải pháp bảo vệ xe tăng đã được đưa ra như trang bị giáp phản ứng nổ, giáp liên hợp nhiều lớp... và đặc biệt là hệ thống phòng thủ chủ động, đối kháng quang điện tử trang bị trên một số loại xe tăng hiện đại của Israel, Nga… Các tổ hợp phòng thủ chủ động đều có nguyên lý chung là sử dụng ra đa bước sóng ngắn để cảnh giới xung quanh xe tăng. Khi “bắt” được mục tiêu, hệ thống sẽ tự động kích hoạt đạn đánh chặn tiêu diệt hoặc làm chệch hướng đạn, tên lửa chống tăng bắn tới.
Tổ hợp phòng thủ chủ động Arena lắp trên xe chiến đấu bộ binh BMP-3
Tổ hợp phòng thủ chủ động dành cho xe tăng, thiết giáp đầu tiên trên thế giới là Drozd trang bị trên T-55AD của Liên Xô đã được ghi nhận có hiệu quả cao trong cuộc xung đột tại Afghanistan khi nó ngăn chặn được tới 80% số tên lửa bắn tới. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có nhược điểm là sử dụng đạn chùm nên rất nguy hiểm cho bộ binh. Thế hệ kế tiếp của Drozd là Arena đã khắc phục được vấn đề trên với khả năng bảo vệ 3600 xung quanh xe tăng và ngăn chặn được đạn, tên lửa có sơ tốc lớn.
Thế nhưng sự xuất hiện của tổ hợp phòng thủ chủ động và gây nhiễu cũng thúc đẩy ra đời các loại đạn và tên lửa chống tăng thế hệ mới có khả năng xuyên thủng lớp bảo vệ này. Do ra đa của hệ thống phòng thủ chủ động trên xe tăng chỉ có thể phát hiện và tiêu diệt mục tiêu ở tốc độ và góc tấn công nhất định nên các loại tên lửa chống tăng tốc độ cao hoặc tấn công vào phần nóc xe sẽ vượt qua được sự truy cản của các hệ thống trên.
Tên lửa chống tăng Javelin - Khắc tinh của những tổ hợp phòng thủ chủ động thế hệ cũ
Tổ hợp phòng thủ chủ động Zaklon - sản phẩm mới của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đã được nghiên cứu phát triển nhằm khắc phục những nhược điểm của Drozd và Arena như: giảm đáng kể vùng gây nguy hiểm cho bộ binh hoạt động xung quanh xe; các sen xơ đặt bên ngoài xe có khả năng bắt mục tiêu bay với tốc độ đến 1200 m/s, (đối với Arena là 700 m/s); ngăn chặn được cả mục tiêu tấn công từ phía trên vào nóc xe (như tên lửa chống tăng Javelin) và có khả năng cản phá đạn xuyên giáp dưới cỡ.
Sự tác động vào đầu đạn tấn công của Zaklon khác với Drozd và Arena ở chỗ: sóng vô tuyến phát liên tục và kích nổ cơ cấu phóng rải các mảnh kim loại có vận tốc cao làm phá hủy hoặc thay đổi hướng bay của đầu đạn khi đến gần xe.
Tổ hợp phòng thủ chủ động Zaklon lắp trên xe tăng T- 80
Những nhược điểm của Drozd và Arena đã được Zaklon khắc phục như sau:
1- Không chỉ bố trí sen xơ trên nóc tháp pháo mà còn bố trí ở xung quanh xe để làm tăng độ tin cậy phát hiện mục tiêu khi một hoặc hai sen xơ bị phá hỏng.
2- Vùng phát hiện mục tiêu được mở rộng hơn.
3- Vùng gây nguy hiểm cho bộ binh và các xe thiết giáp nhẹ đi theo xe tăng bị thu hẹp.
4- Bảo đảm bảo vệ xe tăng khi bị các loại đạn tấn công từ phía trên vào nóc xe.
5- Khối lượng của tổ hợp nhẹ hơn.
6- Đạn bảo vệ có uy lực mạnh hơn.
Tổ hợp phòng thủ chủ động Arena. 1- Đạn bảo vệ; 2- Sen xơ (ra đa); 3- Hộp phóng đạn.
Vùng bảo vệ của tổ hợp phòng thủ chủ động Arena
Vùng bảo vệ của tổ hợp phòng thủ chủ động Drozd
Mô tả sơ bộ kết cấu của tổ hợp Zaklon
Tổ hợp phòng thủ chủ động xe tăng Zaklon gồm có: hộp điều khiển (4) bố trí trong tháp pháo xe tăng, các sen xơ phát hiện mục tiêu (2), đạn bảo vệ được nạp sẵn trong cơ cấu phóng rải (8) lắp cùng với hộp chứa sen xơ, cơ cấu kích nổ và động cơ điện (10).
Bố trí chung tổ hợp Zaklon trên xe tăng
Mô đun của tổ hợp Zaklon
Mô đun của tổ hợp Zaklon được bố trí trong một hộp bằng thép gồm có: khối kiểm soát và điều khiển (1); các sen xơ phát hiện (2); cơ cấu kích nổ (3), cơ cấu phóng rải mảnh kim loại (8); động cơ điện (10); hộp giảm tốc (11); cơ cấu dẫn động (12); hộp thép (14); vỏ thép sườn xe (15); chuyển mạch (18), khối nguồn (19); các lỗ để rút tháo ống cơ cấu phóng đạn và sen xơ (24); tay cầm (25).
Các mô đun của tổ hợp được lắp đặt trên tấm chắn bùn (17) và có hộp thép bảo vệ chịu được đạn súng bộ binh và mảnh đạn.
Nguyên lý hoạt động của tổ hợp Zaklon
Trước khi xe tăng tiến vào khu vực tác chiến, kíp xe phải bật mở tổ hợp và đậy kín các cửa xe (21), khi đó hệ thống đã chuyển sang trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Kíp xe đưa tổ hợp vào chế độ hoạt động nhờ hộp điều khiển (4) đặt trong tháp pháo, khi đó các mô đun sẽ phát tín hiệu đến hộp chuyển mạch (18) và nó sẽ chuyển sang chế độ làm việc, tín hiệu được truyền đến động cơ điện (10) để sẵn sàng phóng rải đạn bảo vệ.
Sơ đồ hoạt động của tổ hợp phòng thủ chủ động Zaklon. 2- Sen xơ phát hiện mục tiêu; 6- Xe tăng; 8- Cơ cấu phóng rải ; 14- Hộp thép; 16- Tháp pháo; 17- Giá đỡ trên tấm chắn bùn; 21- Cửa (nếu cửa mở sẽ tự động ngắt mạch điện các thiết bị); 9- Đầu đạn tấn công; 26- Các mảnh kim loại văng với tốc độ cao.
Sau khi tổ hợp được bật mở các sen xơ (ra đa) liên tục phát sóng, với cự ly gần khoảng 2 - 2,5m, khi xuất hiện đầu đạn tấn công ở khu vực gần xe, cơ cấu phóng đạn sẽ hoat động tạo ra một vùng mảnh kim loại có vận tốc cao làm phá hủy đầu đạn tấn công hoặc làm thay đổi đường bay của nó.
Tổ hợp phòng thủ chủ động Zaklon với năng lực chiến đấu cao của mình nếu được kết hợp cùng giáp phản ứng nổ thế hệ 3 Relikt sẽ biến các xe tăng chủ lực hiện đại thực sự trở thành "Pháo đài di động" bất khả xâm phạm trên chiến trường.
Hệ thống bảo vệ chủ động Arena
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA