YJ-82 'Exocet' TQ có địch nổi Kh-35E Việt Nam trên Biển Đông?

Hà Dũng |

(Soha.vn) - Trong số các tên lửa chống hạm của Trung Quốc, YJ-82 đóng vai trò nòng cốt nhưng nếu so sánh với tên lửa chủ lực của Hải quân Việt Nam là Kh-35E, liệu YJ-82 có xứng đán

Bản copy thành công nhất của Trung Quốc

Trong thời gian Trung Quốc và Pháp có mối quan hệ nồng ấm suốt thập kỷ 1970, Bắc Kinh đã tìm cách có được các công nghệ của tên lửa chống hạm Exocet nổi tiếng. Sau đó, qua 8 năm liên tục nghiên cứu và thử nghiệm, năm 1985, bản copy đầu tiên của Exocet là YJ-8 (phiên bản xuất khẩu là C-801) chính thức ra đời.

	Tên lửa YJ-8 được phóng từ tàu

Tên lửa YJ-8 được phóng từ tàu

Tên lửa chống hạm YJ-8 có hình dáng bên ngoài và kích thước hoàn toàn giống với Exocet của Pháp. Các thông tin cho biết, trong tháng 9/1985, mẫu thử nghiệm YJ-8 đã đánh trúng mục tiêu cố định trên biển trong tất cả 6 lần thử nghiệm. Tên lửa chính thức được phê duyệt đưa vào trang bị năm 1987.

YJ-8 là loại tên lửa được thiết kế đa năng có thể triển khai phóng trên nhiều phương tiện khác nhau từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng trên mặt đất.

Tên lửa có thân hình nhỏ gọn với 4 cánh ổn định ở giữa thân, 4 cánh điều khiển ở đuôi và 4 cánh ổn định lớn ở tầng đẩy phụ. Cánh ổn định ở tầng đẩy phụ sẽ tách khỏi tên lửa khi hết nhiên liệu.

Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn hướng quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối, radar của tên lửa được quảng cáo là có độ kháng nhiễu cao, hệ thống đo độ cao chính xác cho phép tên lửa bay ở độ cao tối thiểu so với mực nước biển.

Trong quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa được kiểm soát bởi hệ thống lái quán tính và máy đo độ cao, tên lửa bay với tốc độ Mach-0.9, ở giai đoạn cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng radar và hạ thấp độ cao xuống còn 3-5m để tấn công. Tên lửa được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp với khả năng phát nổ bên trong thân tàu để tăng độ thiệt hại.

Tên lửa được Trung Quốc công bố là có khả năng cơ động ở giai đoạn cuối để tránh hệ thống đánh chặn của đối phương. Nhờ kích thước nhỏ gọn, khả năng bay hành trình thấp chỉ từ 10-30m, tên lửa YJ-8 được cho là khó bị phát hiện và đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm.

Tầm bắn của tên lửa từ 40-180km (tùy biến thể), xác suất tiêu diệt mục tiêu trong điều kiện thử nghiệm được giới thiệu lên đến 98%.

Đến nay, các biến thể được phát triển gồm: phóng từ trên không YJ-8A (C-801A), YJ-8K(C-801K), phóng từ tàu ngầm YJ-8Q (C-801Q).

	Tên lửa hành trình chống hạm C-801 (YJ-8)

Tên lửa hành trình chống hạm C-801 (YJ-8)

	Tên lửa hành trình chống hạm C-802 (YJ-82)

Tên lửa hành trình chống hạm C-802 (YJ-82)

YJ-82 (C-802) là biến thể nâng tầm bắn  lên 120km, YJ-82A (C-802A) là biến thể nâng cấp, gồm thay thế radar đo độ cao bằng máy đo độ cao laser giảm khả năng bị phát hiện bởi các hệ thống chiến tranh điện tử, bổ sung hệ thống dẫn đường hồng ngoại, tầm bắn tăng lên 180km, biến thể này được giới thiệu vào năm 2005. Còn YJ-82K là biến thể phóng từ trên không.

YJ-82 được trang bị rộng rãi trên các tàu chiến của Trung Quốc, trong đó có một số chiến hạm chủ lực như tàu khu trục Type-052C, Type-054A/D.. Hải quân Trung Quốc bắt đầu thực hiện các hoạt động vượt ra khỏi vùng biển gần bờ của nước này.

YJ-82 còn được xuất khẩu rộng rãi cho một số quốc gia Trung Đông và Nam Á, trong đó chủ yếu là Iran và Pakistan và một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Indonesia

Kh-35E và YJ-82: Mèo nào cắn mỉu nào?

Các tàu được trang bị tên lửa YJ-82 đã hiện diện và nhiều lần tập bắn đạn thật trên vùng biển Đông. Do vậy, nghiên cứu và tìm cách khắc chế YJ-82 là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết.

Trước hết, đánh giá về tính năng chiến kỹ thuật, YJ-82 có tầm bắn xa hơn Kh-35E (180 km so với 130 km) của Việt Nam nhưng ngoài điều đó ra thì các chỉ số khác đều kém xa.

Dữ liệu về mục tiêu của Kh-35 có thể được nạp từ tàu phóng hoặc từ các trực thăng chỉ thị mục tiêu, radar chủ động của tên lửa có thể lựa chọn mục tiêu trong nhóm mục tiêu phát hiện được, radar Gran-KE băng tần X có khả năng khóa mục tiêu tốt hơn, độ kháng nhiễu cao hơn so YJ-8.

Kích thước, trọng lượng của Kh-35E nhỏ hơn nhiều, chiều dài của Kh-35E chỉ có 3,75m, còn YJ-8 dài đến 6,4m, trọng lượng của Kh-35 chỉ 600kg, trong khi YJ-8 là gần 750kg. Với lợi thế này nên Kh-35E có khả năng được trang bị với số lượng lớn trên các tàu chiến nhỏ mà không ảnh hưởng đến kết cấu thân tàu.

Ví dụ, tàu tên lửa lớp Molniya với lượng giãn nước chỉ có 550 tấn nhưng có thể trang bị 16 tên lửa Kh-35E, trong khi các tàu chiến Trung Quốc kể chỉ có thể mang 8 tên lửa YJ-8, điều này mang lại lợi thế về hỏa lực.

	Mỗi tàu lớp Molniya được trang bị tới 16 tên lửa Kh-35E

Mỗi tàu lớp Molniya được trang bị tới 16 tên lửa Kh-35E

Như vậy, so sánh về các thông số kỹ thuật (theo công bố) có thể kết luận, Kh-35E và YJ-82 là tương đương nhau. Mặc dù kết luận này có thể khiến nhiều người không đồng ý do chất lượng vũ khí tự chế tạo thường bị Trung Quốc thổi phồng quá mức.

Hóa giải ẩn số YJ-82

Sự hiện diện đông đảo các tàu chiến trang bị YJ-82 ở biển Đông rõ ràng là một ẩn số mà Việt Nam cần tìm cách hóa giải. Để YJ-82 không còn là một thách thức cho các chiến hạm của Việt Nam thì cần làm tốt các vấn đề sau:

Chiến thuật bí mật, bất ngờ, linh hoạt, dựa vào sự cơ động của các tàu nhỏ lớp Molniya tiến hành bao vây, đột kích tiêu diệt các tàu mang tên lửa của đối phương.

Tác chiến hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng tàu ngầm, không quân hải quân sử dụng đòn đánh từ dưới lòng biển và từ trên không vào các tàu mặt nước của đối phương. Kể cả các lực lượng tên lửa bờ như tổ hợp Bastion cũng có thể tham gia hỗ trợ lực lượng tàu mặt nước. Đây chính là những tử huyệt khó chống đỡ của các tàu mang YJ-82.

Có thể bố trí các bãi thủy lôi trên đường cơ động đối phương. Đây là một đòn đánh rất hiệu quả nếu như chúng ta dự báo, năm bắt được phương án tác chiến của đối phương.

Nâng cao hiệu quả sử dụng các vũ khí chống tên lửa hành trình trên tàu như hệ thống pháo bắn nhanh AK-730, hệ thống mồi bẫy RK-10, các loại tên lửa phòng không. Ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng, các tàu Gepard 3.9 hoặc Molniya sẽ đưa vào trang bị trong tương lai gần cần nâng cao năng lực phòng không và chống tên lửa. Khi đó, có thể bố trí trong một biên đội xen kẽ các tàu thiên về chống hạm, chống ngầm, phòng không với nhau nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu.

Vũ khí trang bị hiện đại đến đâu con người cũng là yếu tố quyết định thắng lợi, và vũ khí để phòng thủ bảo vệ chủ quyền thì hiệu quả luôn luôn vượt trội so với khi dùng để tấn công.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại