Bangladesh đã mua 16 chiếc máy bay Yak-130 của Nga
Gần đây, căn cứ không quân huấn luyện Armavir của Nga đã tiếp nhận 5 chiếc máy hay huấn luyện-chiến đấu cao cấp Yak-130 mới. 5 chiếc máy bay này đã bay trực tiếp từ Irkutsk đến Armavir, vượt quãng đường lên tới 5.500 km mà chỉ dừng chân có 3 chặng.
5 chiếc máy bay huấn luyện-chiến đấu thế hệ mới nhất cuả Nga đã dừng chân tại 3 sân bay ở Novosibirsk, Chelyabinsk và Borisoglebsk để tiến hành tiếp liệu và cho phi công nghỉ ngơi. Chặng bay dài này chứng tỏ tính năng hết sức ưu việt của Yak-130.
Phát biểu bên lề Triển lãm hàng không Aero India-2015, một vị Phó Chủ tịch Tịch Nhà máy chế tạo máy bay Irkutsk của Nga cho biết, bắt đầu từ tháng 5 năm nay, nước này sẽ bắt đầu cung cấp loại máy bay huấn luyện-chiến đấu thế hệ mới này cho Bangladesh.
Yak-130 là loại máy bay huấn luyện-chiến đấu phản lực 2 chỗ ngồi thế hệ mới nhất của Nga. Nó có thể sử dụng trong đào tạo phi công, nhưng khi cần thiết sẽ biến thành một loại chiến đấu cơ hạng nhẹ, có khả năng đối không, đối đất rất mạnh.
Các tham số cơ động và tính năng bay của loại máy bay này tiệm cận những máy bay tiêm kích hạng nhẹ hiện đại, tốc độ dưới âm, có thể sử dụng để huấn luyện phi công máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và cả thứ 5.
Yak-130 còn có ưu điểm đặc biệt là dễ thao tác sử dụng, đồng thời yêu cầu về bảo dưỡng sửa chữa cũng thấp, lại có khả năng hạ cánh ở những sân bay dã chiến, đường băng không dài. Bởi vậy, không quân Bangladesh đã quyết định mua 1 lô 16 chiếc máy bay này.
Máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 của Nga là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của L-15 Trung Quốc
Theo mạng tin tức tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga, Bộ trưởng Bộ các vấn đề tự trị địa phương của Bangladesh, đồng thời quản lý vấn đề quốc phòng của nước này còn tiết lộ Bangladesh đã mua sắm thêm một số máy bay huấn luyện thế hệ cũ K-8 của Trung Quốc.
Khi trình bày về việc mua sắm trang bị vũ khí và các biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh hải trước Hội nghị quốc phòng quốc gia, vị Bộ trưởng này đã trình bày về việc hải quân Bangladesh đã nhận 9 máy bay huấn luyện K-8W do Trung Quốc bàn giao hồi cuối năm 2014.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn chào bán cho Bangladesh loại máy bay huấn luyện cao cấp thế hệ mới nhất L-15 của công ty Hồng Đậu. Đây được coi là đối thủ lớn nhất của Yak-130 và ngược lại.
Với động thái này, có thể Dhaka sẽ không tiếp tục mua máy bay huấn luyện của Bắc Kinh.
Ông Igor Korotchenko - Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới (TSAMTO) có trụ sở tại Moscow cho biết, là một bạn hàng lâu năm nên Trung Quốc chiếm tới hơn 50% thị phần vũ khí trang bị quốc gia của quân đội nước này.
Bởi vậy nếu Nga muốn “đánh chiếm” thị trường vũ khí tiềm năng ở Bangladesh nói chung và Nam Á nói riêng thì nước này sẽ phải vượt qua trở ngại rất lớn là Trung Quốc.
Bởi vì các vũ khí mà nước này sản xuất tuy chất lượng không cao nhưng giá thành rất rẻ, phù hợp các các nước có ngân sách quốc phòng ít ỏi.
So sánh tính năng của Yak-130 và L-15
L-5 là sản phẩm của Công ty Hồng Đậu thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc. Đây là loại máy bay huấn luyện cao cấp loại 2 chỗ ngồi, tốc độ siêu âm thế hệ mới nhất, đáp ứng được yêu cầu huấn luyện phi công máy bay chiến đấu hiện đại.
Máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 của Nga
Đến nay, L-15 được đánh giá là máy bay huấn luyện tiên tiến nhất do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo. Máy bay dài 12,27 m, sải cánh 9,48 m và được làm từ 25% vật liệu tổng hợp.
L-15 có trọng lượng cất cánh tối đa 9.800 kg, trần bay thực tế 16.500 m và đạt tốc độ tối đa 1.600 km/h với tầm bay trên 3.000 km.
L-15 được Trung Quốc quảng cáo có nhiều thông số tốt hơn đối thủ Yak-130 của Nga. Tuổi thọ của L-15 được quảng bá là 10.000 giờ bay (tương đương 30 năm).
L-15 chia làm 2 loại, phiên bản máy bay huấn luyện sơ cấp LIFT được sử dụng để huấn luyện các phi công mới vào nghề, làm quen với máy bay chiến đấu phản lực; phiên bản huấn luyện cao cấp AJT chuyên sử dụng để nâng cao trình độ huấn luyện phi công.
Phiên bản AJT đảm nhận các nhiệm vụ huấn luyện cất, hạ cánh; bay nghi thức, bay biên đội, bay kỹ thuật đặc biệt với đặc tính của một máy bay chiến đấu.
Đồng thời nó cũng giúp phi công thực hành sử dụng vũ khí, tấn công đối đất, không chiến, luyện tập các chiến thuật tác chiến đơn lẻ và hiệp đồng biên đội máy bay.
Phiên bản LIFT dựa trên cơ sở của AJT, được lắp đặt radar điều khiển hỏa lực tính năng tiên tiến, có khả năng đảm nhận huấn luyện chiến thuật cơ bản và các nhiệm vụ đào tạo kèm theo.
Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu, 2 phiên bản LIFT và AJT cũng có thể được tích hợp trong cùng 1 cá thể máy bay L-15 duy nhất.
Ngoài chức năng huấn luyện, loại máy bay này của Trung Quốc có thể chuyển đổi ngay lập tức thành máy bay tấn công hạng nhẹ nhờ 6 điểm treo vũ khí bên ngoài cho tên lửa không đối không và các loại bom hàng không khác.
Máy bay huấn luyện cao cấp L-15 của Trung Quốc
Còn Yak-130 của Nga là máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi, bay thử chuyến đầu tiên vào năm 1996. Yak-130 được đánh giá có chất lượng tốt hơn so với L-15 của Trung Quốc dù có các thông số “quảng cáo” dường như thua kém đối thủ L-15.
Yak-130 dài 11,49 m, sải cánh 9,72 m và có trọng lượng cất cánh tối đa 10.290 kg, tải trọng lớn hơn L-15 và khả năng mang nhiều vũ khí hơn (với 9 điểm treo vũ khí). Các thông số về tốc độ tối đa (1.050 km/h), trần bay (12.500 m), tầm bay (2.546 km) đều kém hơn L-15.
Tuy nhiên, L-15 cũng chỉ được trang bị loại động cơ AI-222K-25 tương tự như máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga.
Hơn nữa, phiên bản động cơ cho máy bay Nga được đánh giá có chất lượng và công suất lớn hơn so với phiên bản động cơ Ukraine xuất khẩu cho Trung Quốc nên tham số tốc độ của L-15 bị nghi ngờ rất nhiều.
Đặc biệt là Yak-130 có thể sử dụng để huấn luyện phi công lái tiêm kích thế hệ thứ 4 và thứ 5 với hệ thống kiểm soát và điều khiến bay tiên tiến nhất của Nga.
Trong khi đó, L-15 chỉ có thể sử dụng để huấn luyện phi công lái tiêm kích thế hệ 3 của Trung Quốc như J-10, J-11 và F-16...
Hiện nay nhiều nước đã đặt mua Yak-130 của Nga như Algeria (đã nhận 16 chiếc), Bangladesh (đặt mua 16 chiếc), Belarus (đặt mua 4 chiếc), Mông Cổ (đặt mua 1 chiếc), Syria (đặt 36 chiếc).
Các nước khác như Ấn Độ, Indonesia…,cũng muốn mua Yak-130 của Nga. Có thông tin cho rằng, Việt Nam cũng đã đặt mua 8 chiếc.