Xoay trục sang châu Á: Mỹ không cần tàu chiến đắt tiền

Bảo An |

(Soha.vn) - Các quan chức quân sự cao cấp của Mỹ cho rằng chiến lược tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á đòi hỏi những cách triển khai lực lượng sáng tạo chứ không phải những phương tiện mới và đắt tiền.

Tư lệnh tác chiến Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết lực lượng hải quân đã có đầy đủ các nguồn lực cần thiết để tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược chuyển hướng sang châu Á của Hải quân Mỹ đòi hỏi những “hoạt động triển khai” có thể được hoàn thành bởi các lực lượng hiện có.

“Với những gì chúng ta có hiện nay, chúng ta có thể hoàn thành phần lớn những sứ mệnh cần thiết”, ông  Jonathan Greenert cho biết. “Hải quân Mỹ cần tìm kiếm những cách triển khai lực lượng sáng tạo. Chúng ta phải đưa có kế hoạch ưu tiên. Chúng ta cũng phải tìm cách giảm chí phí mua sắm thiết bị. Theo tôi, chúng ta không cần xây dựng những tàu chiến hiện đại và đắt tiền. Những tàu chiến hiện nay có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ nữa. Chúng có thể được nâng cấp vũ khí và hệ thống cảm biến mới.”

Chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, Tướng James Amos cũng có đồng quan điểm với Đô đốc Jonathan Greenert. Ông Amos cho biết: “Những quan điểm trước đây cho rằng chúng ta phải xây dựng những thứ lớn và đắt tiền không còn phù hợp với tình hình ngày nay.”

Chiếc lược chuyển hướng quân sự sang châu Á: Mỹ không cần phương tiện đắt tiền
 

Do khoản chi tiêu 500 tỷ USD bị cắt giảm của Bộ Quốc phòng Mỹ trong vòng 10 năm tới, Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ giảm 8.000 binh sĩ và ngừng mua các phương tiện bọc thép, xe tải, máy bay chiến thuật và trực thăng mới. Tuy nhiên, Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ hy vọng việc cắt giảm chi tiêu sẽ không làm chậm chiến lược chuyển hướng sang châu Á của quân đội nước này.

Ông Amos  nhận định Hải quân Mỹ có đủ tàu chiến để đảm bảo sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á. Các tàu mới bao gồm tàu chiến tuần duyên, tàu cao tốc, tàu vận tải đổ bộ và tàu hậu cần T-AKE là sự bổ sung đáng kể cho khả năng của lực lượng hải quân. Những loại tàu này có thể thực hiện được nhiều sứ mệnh mới. Ông Amos nhấn mạnh điểm quan trọng nhất trong chiến lược chuyển hướng sang châu Á là “chúng ta phải thực hiện mọi việc theo cách sáng tạo.”

Trong khi đó, Lầu Năm Góc vẫn đang nghiên cứu mức chi phí có thể đáp ứng của chiến lược chuyển hướng sang châu Á. Một cuộc thảo luận cấp cao đứng đầu bởi Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel sẽ đưa ra kết luận cuối cùng. “Chúng ta vẫn cần cân nhắc về mọi việc. Tôi thích chiến lược này. Nhưng chúng ta vẫn cần phải biết chúng ta có thể đáp ứng được mức nào”, ông Amos cho biết.

Tàu chiến đấu tuần duyên USS Freedom.
Tàu chiến đấu tuần duyên USS Freedom.

Ngoài chi phí cho tàu chiến, chi phí cho nhân sự cũng rất tốn kém. Lực lượng lính thủy đánh bộ hiện tại có 3 tiểu đoàn bộ binh được triển khai tại Okinawa của Nhật Bản và dự định sẽ thành lập tiểu đoàn thứ 4 theo chiến lược châu Á. Chi phí để huấn luyện và triển khai một tiểu đoàn bộ binh vào khoảng 18 triệu USD. Ông Amos không chắc chắn liệu Lực lượng lính thủy đánh bộ có đủ khả năng duy trì 4 tiểu đoàn bộ binh hay không.

Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ cũng dự định tăng cường sự hiện diện tại Australia. Lực lượng thường trực bao gồm 250 lính thủy đánh bộ Mỹ ở Darwin của Australia sẽ được tăng thêm vào cuối thập kỷ này với một đơn vị viễn chinh khoảng 1.000 đến 1.500 binh sĩ.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại