Thông số kỹ thuật cơ bản
Kích thước (Dài x Rộng x Cao): 6,982 x 3,582 x 2,202 (m)
Trọng lượng: 46 tấn
Kíp lái: 3 người
Động cơ: GTD-1250 công suất 1.250 mã lực
Tốc độ tối đa: 70 km/h
Tốc độ tối đa trên đường địa hình: 48 km/h
Tầm hoạt động: 335 km với trữ lượng dầu trong xe
Khả năng vượt vật cản
Vượt vật cản nước: 1,8 m không cần chuẩn bị; lặn sâu 5 m với ống thông hơi
Vượt hào rộng: 2,85 m
Vượt vật cản đứng: 1 m
Vũ khí
Pháo chính: 2A46M-4 cỡ 125 mm
Tốc độ bắn: 7 - 9 viên/phút
Dự trữ đạn pháo: 45 viên (28 viên lắp sẵn trong hệ thống nạp tự động)
Súng máy PKT 7,62 mm: 1.250 viên
Súng máy NSVT 12,7 mm: 300 viên
Pháo khói ngụy trang: Ống phóng 8 902B cỡ 82 mm với đạn khói 3D6/3D17
Thiết bị điện tử
Quan sát đêm: Thiết bị ảnh nhiệt Buran-PA/Agava(-2)
Hệ thống điều khiển hỏa lực: 1A45 Irtysh với hệ thống 9S515 dẫn bắn tên lửa AT-11 Sniper
Thiết bị ngắm bắn
Trưởng xe:Tổ hợp PNK-4S bao gồm kính ngắm ngày/đêm TKN-4S Agat-S (tầm phát hiện 800 m (ngày) / 700 m (đêm))
Pháo thủ: Máy tính đạn đạo 1V528
Kính ngắm đo xa 1A42
Thiết bị cân bằng 1G46
Máy đo tốc độ gió DVE-BS
Lái xe: Kính nhìn đêm hồng ngoại TVN-5
Dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 gia nhập biên chế Quân đội Liên Xô từ năm 1976, được đánh giá là một trong những loại xe tăng mạnh mẽ nhất thế giới, những chiếc tăng thuộc gia đình T-80 được sản xuất ở nhà máy chế tạo đặt tại Omsk. Trước đây T-80U chỉ biên chế cho những sư đoàn thuộc vào hàng thiện chiến nhất của Liên Xô và Nga.
T-80U-M1 Bars là một phiên bản hiện đại hóa dòng tăng T-80U, có vận tốc lớn, tầm hoạt động xa và đỡ ồn hơn khi di chuyển trên các dạng địa hình phức tạp. Khi cần thiết chiếc xe tăng này có thể được vận chuyển bằng mọi hình thức (đường biển, đường bộ, đường không).
Xe tăng T-80U-M1 Bars
Hiện tại, hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều có chương trình phát triển vũ khí và công nghệ quân sự theo hướng nâng cấp các loại hiện có trong biên chế. Có hai lý do cho xu hướng này: Thứ nhất là vòng đời tuổi thọ của các loại vũ khí trang bị đa phần khá dài, ít nhất từ 15 đến 20 năm. Thứ hai là những tiến bộ khoa học kỹ thuật ở nhiều lĩnh vực đã cho phép các nhà thiết kế nâng cấp một cách triệt để khả năng tác chiến của vũ khí mà không làm ảnh hưởng, hay nói cách khác là can thiệp chỉnh sửa nhiều đến thiết kế gốc của nó.
Hỏa lực mạnh mẽ với nòng pháo mới
T-80U-M1 vẫn giữ những nét cơ bản của một chiếc xe tăng tiêu chuẩn: Vũ khí được đặt trên một tháp pháo xoay, động cơ và bộ truyền động đặt phía đuôi xe, vị trí của tổ lái được đặt riêng rẽ - trưởng xe và pháo thủ ngồi trong khoang chiến đấu là tháp pháo trong khi lái xe ngồi ở khoang lái. Sức mạnh hỏa lực của T-80U-M1 nằm ở khẩu pháo nòng trơn 125 mm 2A46M-4 được ổn định 2 mặt phẳng, có thể bắn đạn APFSDS, HEAT, HEF và tên lửa chống tăng AT-11 Sniper-B (tầm bắn 5 km).
Nhờ sử dụng loại pháo mới 2A46M-4 tốt hơn thế hệ T-80 cũ nên độ chính xác của mỗi phát bắn được tăng thêm 20%, trong khi các công đoạn lắp ráp chủ yếu và các thành phần đáng tin cậy lấy từ khẩu 2A46M-1 vẫn được sử dụng. Bên cạnh pháo chính là khẩu súng máy NSVT 12,7 mm đặt trên nóc tháp pháo, cơ số 300 viên đạn có thể được điều khiển bắn từ trong xe và 1 khẩu súng máy đồng trục PKT 7,62 mm với 1.250 viên đạn.
T-80U-M1 với màu vàng nổi bật tại triển lãm
Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-80U-M1 khá hiện đại, được kí hiệu là 1A45 bao gồm máy đo xa laser, thiết bị cảm biến tốc độ gió, thiết bị đo vận tốc xe tăng, thiết bị đo vận tốc mục tiêu, thiết bị cảm biến các con lăn góc, đạn dược trên xe, thiết bị hiển thị nhiệt độ xung quanh và máy tính đạn đạo. Sự kết hợp trên cho phép chiếc tăng có thể bắn chính xác khi di chuyển ở tốc độ 35 km/h trên đường địa hình với bất kì góc xoay nào của tháp pháo.
Khi tác chiến, hỏa lực chính được điều khiển bởi pháo thủ nhưng vị trí đặt pháo và thiết bị ngắm bắn cho phép trưởng xe có quyền quyết định chọn lựa mục tiêu để khai hỏa, nhắm mục tiêu một cách độc lập với pháo thủ và sau khi nhấn nút “Nhận diện mục tiêu” trong bảng điều khiển, xoay tháp pháo về phía mục tiêu, lấy đường ngắm của pháo thủ về phía mục tiêu, hoặc là kiểm soát hoàn toàn pháo chính (chế độ “Chiếm quyền”), cuối cùng là khai hỏa.
Khả năng bảo vệ vốn là sở trường của dòng xe tăng T-80
Khả năng bảo vệ của T-80U-M1 trước các loại tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) dựa vào:
• Giáp nhiều lớp xếp nghiêng trên tháp pháo.
• Giáp phản ứng nổ (ERA) gắn liền vào giáp bảo vệ của vỏ xe và tháp pháo, trong khi các tấm chắn xích hông được gắn các phiến nổ.
• Hệ thống bảo vệ chủ động Arena.
• Hệ thống gây nhiễu Shtora-1 (tùy chọn).
Khả năng bảo vệ là một trong những thế mạnh của dòng tăng T-80
Việc sử dụng giáp phản ứng nổ gắn liền với giáp thô bắt đầu được sử dụng từ những năm 1980 để giúp xe tăng nâng cao năng lực chống lại các loại đầu đạn nổ lõm. Tuy vậy thì chỉ có những vị trí được gắn ERA mới được bảo vệ, xe tăng vẫn còn nhiều vị trí khác phơi ra trước hỏa lực địch.
Chính vì vậy cho nên cách đây chừng 10 - 20 năm, nhiều quốc gia đã tập trung phát triển hệ thống bảo vệ chủ động APS (Active Protection Systems) cho xe tăng, nhưng có lẽ Nga là nước đầu tiên cho ra mắt và đưa vào sản xuất hàng loạt loại hệ thống này. Arena là một ví dụ, những đặc tính kỹ thuật của nó cho thấy đây vẫn là hệ thống tiên tiến mặc dù đi trước sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác.
(còn tiếp)
Xe tăng T-80U-M1 Bars
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA