Xe tăng sắp bị tống ra "bãi rác lịch sử"?

Quân đội Mỹ cho rằng, sản xuất ra những chiếc xe tăng đầy sức mạnh nhưng rất tốn kém đã không còn vai trò quan trọng nữa.

Khi một chiếc thiết giáp kéo đổ bức tượng cựu độc tài Saddam Hussein vào thời khắc mang tính biểu tượng của cuộc chiến Iraq, nó tạo ra cơn sóng kiêu hãnh cho nhà máy BAE - nơi sản xuất ra nó. Thủy quân lục chiến Mỹ - những "người chiến thắng", thậm chí đã biểu lộ sự "tôn trọng" của họ dành cho công nhân nhà máy BAE. Nhưng thời hoàng kim của những công ty sản xuất xe tăng như BAE đang lui dần vào quá khứ.

Số phận nổi trôi của các công ty sản xuất xe tăng

Đến nay, xe tăng - đại diện của sức mạnh Mỹ đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: Quốc hội Mỹ đã có những cuộc tranh luận nảy lửa về công nghiệp quốc phòng, vai trò của xe tăng trong việc thích ứng với thực tế chiến tranh hiện đại và ngân sách nhà nước dành cho quân sự. Khi đơn đặt hàng dần cạn kiệt, nhà máy BAE cũng phải thu hẹp quy mô. Công ty này đang phải giảm dần công nhân và đóng cửa các cơ sở sản xuất.

Nhà máy BAE bắt đầu hoạt động vào đầu những năm 1960 của thế kỷ XX - khi đó, Giám đốc Bowen McLaughlin York đã mua một trang trại. Nơi đây ban đầu chỉ là một xưởng sửa chữa, đại tu xe quân sự. Công việc kinh doanh của York đã bùng nổ trong một thời gian, nhưng rồi chựng lại trong những năm 1980. Cuối cùng, ông Bowen McLaughlin York phải liên kết với một cơ sở quốc phòng để thành lập Công ty Quốc phòng Liên doanh (United Defense).

Năm 1997, Công ty cổ phần tư nhân Carlyle Group đã mua Công ty Quốc phòng Liên doanh. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, vào năm 2005, Carlyle Group đã phải bán lại Công ty Quốc phòng Liên doanh với giá rẻ bất ngờ chỉ 4 tỉ USD cho BAE.

Sau nhiều thập niên, nhà máy BAE đã cho ra đời nhiều loại xe tăng có khả năng chiến đấu ưu việt như "dũng sĩ Héc-quyn", "thần chết Paladin" - đáng chú ý và gần đây nhất là chiếc thiết giáp mang tên anh hùng quân đội Mỹ trong Thế chiến 2, đại tướng Omar Bradley- từng được coi là một trong những loại vũ khí chiếc lược chủ đạo của quân đội Mỹ, loại chiến xa này có thể chở 10 lính và di chuyển với vận tốc gần 65 km/giờ, xe trang bị súng trường, súng máy và tên lửa.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhà máy BAE đã không còn sản xuất chiến xa Bradley nữa nhưng vẫn tiếp tục cho ra đời những chiếc xe tăng phiên bản cũ thông qua một chương trình nâng cấp. Năm 2008, 2.500 công nhân công ty BAE làm nhà máy đã phải làm việc ngày, đêm để "lên đời" 7 chiếc Bradley/ngày.

BAE không những chỉ xuất xưởng dòng xe Bradley mà còn lập kế hoạch sản xuất các thế hệ tiếp theo của loại xe chiến đấu này. BAE đã được giao nhiệm vụ xây dựng một số mẫu xe chiến đấu bao gồm xe hành trình có lắp đặt hệ thống chiến đấu cơ động trong tương lai dành cho quân đội Mỹ, nhiều loại xe, máy bay không người lái, người máy. Do đó, BAE đang tích cực tuyển dụng công nhân trẻ, gọi những người đã nghỉ hưu trở lại làm việc để sản xuất ra những chiếc xe quân sự trị giá 8 triệu USD.

Nhưng, thật đáng tiếc, BAE cùng phân xưởng ở York đã phải chịu một vố đau khi Quân đội Mỹ hủy hợp đồng xe hành trình có lắp đặt hệ thống chiến đấu cơ động, đây là hợp đồng giữa BAE và General Dymamics mà theo một tư liệu quốc phòng Mỹ, được Bộ trưởng Robert Gate công bố, có thể có trị giá hơn 87 tỉ USD.

Kể từ đó, quân Mỹ cũng giảm dần việc mua xe tăng được nâng cấp. Phân xưởng York đã phải cắt giảm khoảng một nửa công nhân sắp đến tuổi nghỉ hưu (54 tuổi) và phải "nhét" những chiếc xe tăng "nhàn rỗi" vào một khu đất nông nghiệp đợi…"hy vọng ngày mai". Trong tháng 12/2013, BAE bắt đầu một đợt sa thải lớn.

“Thực tế là chúng tôi đã phải bắt đầu đóng cửa", ông Conner, một giám đốc sản xuất chua xót phân trần. Nếu BAE không giành được bất kỳ khoản tài trợ mới nào cho dòng xe Bradley- hoặc trúng thầu mới từ các công ty thương mại hoặc chính phủ nước nào, thì nó sẽ giải thể vào năm 2015.

General Dynamics, đối tác của BAE, cũng đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn tương tự. Cũng giống như nhà máy sản xuất xe tăng Bradley của BAE, phân xưởng chế tạo vũ khí Abrams trực thuộc General Dynamics cũng hối hả làm việc và kiếm bộn tiền trong thời gian vừa qua. Nhưng ngày nay, cùng cảnh ngộ với Công ty BAE - cơ sở sản xuất vũ khí General Dynamics đã phải giảm biên chế 500 người lao động trong tổng số 1.220 người.

Quân đội Mỹ dùng xe tăng kéo đổ tượng Saddam Hussein trước sự chứng kiến của người dân Iraq trong cuộc chiến năm 2003.

Vì sao quân đội Mỹ muốn tiễn biệt xe tăng… ra "bãi rác của lịch sử”?

Quân đội Mỹ cho rằng, sản xuất ra những chiếc xe tăng đầy sức mạnh nhưng rất tốn kém đã không còn vai trò quan trọng nữa. Vì trong chiến tranh hiện đại, quân đội phải điều động quân, vũ khí nhanh chóng và "phóng đạn xuyên qua khoảng cách rất xa". Tàu ngầm, máy bay ném bom tầm xa rất cần thiết. Những loại vũ khí như máy bay không người lái - bay nhanh và tác chiến "thông minh sẽ được dùng trong tương lai.

Hiện nay, quân đội Mỹ có khoảng 5.000 xe tăng đang "ăn không, ngồi rồi" hoặc chờ được nâng cấp. Đối với công nhân nhà máy BAE ở York, duy trì sản xuất xe thiết giáp bán cho quân đội đồng nghĩa với việc giữ công ăn, việc làm.

Trong khi quân đội đặt ra những tiêu chuẩn cao về mặt tác chiến, thì Quốc hội Mỹ luôn cấp tiền để quân đội mua bất kỳ loại vũ khí nào mà họ muốn. Và nền công nghiệp quốc phòng sản xuất vũ khí đã tìm mọi cách gây ảnh hưởng đến cả quân đội và Quốc hội Mỹ.

Quân đội Mỹ đang đào một con đường mà có thể dẫn đến việc đóng cửa một phần đối với ít nhất 2 cơ sở sản xuất xe tăng, thiết giáp.

Quốc hội và quân đội Mỹ cho rằng hãy để những chiếc xe tăng nhàn rỗi hoặc có ý gần như thế này: "buông tay" với những cỗ máy và công nghệ chiến tranh cồng kềnh đã dãi dầu trận mạc qua hàng thập kỷ đến nay đã thành… "đống sắt vụn".

Tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, từng phát biểu trước Quốc hội nước này năm 2012: "Chúng ta không cần những chiếc xe tăng nữa. Đội xe tăng của chúng ta bây giờ có tuổi thọ trung bình chỉ 2 năm 6 tháng. Chúng ta đã có quá nhiều rồi, vì vậy cần phải đẩy chúng vào bãi rác!”

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại