Vũ khí nào của IS có thể bắn hạ siêu trực thăng Apache Mỹ?

Phan Thuấn - Ly Vy |

Việc Apache tham chiến tại Iraq sẽ giúp tăng cường khả năng không kích của Mỹ hay trở thành “miếng mồi ngon” cho IS?

1. Tên lửa phòng không vác vai

Tờ Ibtimes cho hay, chỉ vài ngày sau khi Mỹ huy động trực thăng Apache tham gia vào chiến dịch tấn công phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq, IS đã phản ứng bằng cách tung ra "bí kíp" bắn hạ loại máy bay nổi tiếng này của Mỹ.

Trước đó, các chuyên gia quân sự nhận định, việc sử dụng các trực thăng Apache mở ra một khả năng mới trong các chiến dịch không kích của Mỹ nhằm vào IS, tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, bởi Apache dễ bị tổn thương bởi hỏa lực mặt đất.

Theo Christopher Harmer, cựu phi công hải quân, hiện là nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, các máy bay cánh cố định bay ở độ cao hơn 9.000m hoàn toàn an toàn toàn trước các loại vũ khí IS có, tuy nhiên, với trực thăng lại là chuyện khác. Khi một chiếc trực thăng bay ở độ cao cách mặt đất chỉ gần 50m, nó có thể bị tấn công bằng súng phóng lựu hoặc súng máy hạng nặng nên sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều".

IS dùng tên lửa vác vai TQ bắn hạ trực thăng Mi-35M IS dùng tên lửa vác vai TQ bắn hạ trực thăng Mi-35M

Những hình ảnh xác nhận rõ ràng chiến tích của MANPADS trong tay IS làm dấy lên nhiều câu hỏi về mức độ hiệu quả của các biện pháp đối phó trên trực thăng Mi-35M Iraq mua từ Nga.

Tên lửa vác vai siêu dị, nhanh nhất thế giới của Anh Tên lửa vác vai 'siêu dị', nhanh nhất thế giới của Anh

(Soha.vn) - Starstreak được đánh giá là tổ hợp phòng không vác vai cao tốc độ nhanh nhất thế giới cũng như thiết kế đặc biệt nhất.

Bí kíp bắn hạ trực thăng Apache được đăng tải trên các trang mạng truyền thông xã hội, trong đó lý giải chi tiết cách thức sử dụng các tên lửa đất đối không vác vai như 9K310 Igla-1 (SA-16 'Gimlet'), 9K38 Igla (SA-18 'Grouse') của Nga và FIM-92 Stinger của Mỹ để tiêu diệt trực thăng tấn công Apache.

Trực thăng Apache có độ chính xác cao, được trang bị các hệ thống đối phó để vô hiệu hóa tên lửa sử dụng đầu dò nhiệt bám theo luồng khí nóng động cơ trực thăng sản sinh ra. Tuy nhiên, tài liệu hướng dẫn của IS đã chỉ ra từng điểm yếu của Apache để tạo ra thiệt hại lớn nhất đối với máy bay và bảo đảm rằng phi công cũng như hoa tiêu bị tiêu diệt. Theo thống kê từ các báo cáo được công bố, đã có ít nhất 10 trực thăng Apache bị bắn hạ ở Iraq kể từ cuộc tấn công do Mỹ phát động vào nước này năm 2003.

Người Iraq ăn mừng gần một chiếc Apache chiếm giữ được vào năm 2003

Người Iraq ăn mừng gần một chiếc Apache chiếm giữ được vào năm 2003

Tài liệu bắn hạ Apache do một người ủng hộ IS sử dụng tên gọi Nasser Al-Sharia đăng tải, trong đó cho rằng IS nên phục kích máy bay của Mỹ từ cự ly 1.500m hoặc chưa đầy 1 dặm (1.609m) bởi khi đó, máy bay nằm rõ trong tầm ngắm của xạ thủ. Cũng theo tài liệu này, xạ thủ cần phải tiêu diệt phi hành đoàn khi họ đang cố gắng thoát khỏi chiếc máy bay.

Tên lửa Stinger có tầm bắn hiệu quả 4,8km, được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan những năm 1980. Khi đó, các tên lửa do Mỹ cung cấp cho những chiến binh Hồi giáo Mujahideen đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc bắn hạ các trực thăng Liên Xô. Bên cạnh đó, Stinger cũng được sử dụng chống các máy bay của Nga trong các cuộc chiến tranh Chechen lần thứ nhất (1994-1996) và thứ hai (1999-2009).

Tên lửa vác vai Stinger của Mỹ rơi vào tay IS

Trong khi đó, các tên lửa Igla có tầm bắn tối đa 5,2km, độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa là 3,5km, sử dụng đầu dò hồng ngoại để tiêu diệt mục tiêu.

Chiến binh IS và tên lửa Igla..

Chiến binh IS và tên lửa Igla.

Ngoài các loại tên lửa vác vai được đề cập trong bí kíp của IS, vẫn còn một số loại tên lửa vác vai khác của lực lượng này có thể đe dọa bắn hạ trực thăng Apache.

Tạp chí quốc phòng IHS Jane's (Anh) hôm 8/10 cho hay, nhánh IS tại tỉnh Salah-al-Din (Iraq) vừa công bố những hình ảnh cho thấy một phiến quân dùng hệ thống phòng không vác vai FN-6 (do Trung Quốc sản xuất) bắn hạ trực thăng Mi-35M của Iraq. Với tầm bắn tối đa 6km, độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa là 3,5km, sử dụng đầu dò hồng ngoại để tiêu diệt mục tiêu, FN-6 cũng có thể trở thành một mối nguy hiểm lớn với Apache.

Hình ảnh chiến binh IS sử dụng tên lửa phòng không vác vai FN-6 hạ trực thăng Mi-35M của quân đội Iraq.

Hình ảnh chiến binh IS sử dụng tên lửa phòng không vác vai FN-6 hạ trực thăng Mi-35M của quân đội Iraq.

Nhìn chung, việc IS sở hữu các hệ thống tên lửa phòng không vác vai sẽ là mối đe dọa cực kỳ lớn đối với các trực thăng Apache. Do đặc điểm nhỏ gọn, dễ mang vác nên các tên lửa này sẽ rất khó bị phát hiện.

2. Xe pick-up

Vũ khí tiếp theo của IS cần kể đến là các loại pháo phòng không cũng như súng máy hạng nặng lắp đặt trên xe tải hoặc xe bán tải.

Sau khi chiếm các căn cứ quân sự của Syria, IS đã thu được rất nhiều các loại pháo phòng không cũng như các loại súng máy hạng nặng. Nhằm tăng tính cơ động cho các loại pháo phòng không này, IS đã cơ giới hóa chúng, bằng cách đặt lên các loại xe bán tải hoặc xe tải.

Các loại xe pick-up (xe bán tải gắn vũ khí) vốn được các lực lượng nổi dậy và khủng bố ở Trung Đông ưa chuộng vì tính cơ động rất cao. Các xe pick up ngoài khả năng hạ trực thăng còn có khả năng tấn công mục tiêu trên mặt đất. Với tốc độ di chuyển cao của, hỏa lực mạnh thì trực thăng vũ trang sẽ là miếng mồi ngon của chúng.

Hiện nay IS đang sở hữu một số loại pháo phòng không như:

Pháo phòng không S-60 cỡ nòng 57mm. Những khẩu pháo này bị IS thu giữ tại các căn cứ phòng không của Syria và IS sau đó đã tăng tính cơ động bằng cách đặt lên thùng xe ben.

Pháo phòng không S-60 cỡ nòng 57mm. Những khẩu pháo này bị IS thu giữ tại các căn cứ phòng không của Syria và IS sau đó đã tăng tính cơ động bằng cách đặt lên thùng xe ben.

Pháo phòng không 37mm.

Pháo phòng không 37mm.

Pháo phòng không ZU-23-2 cỡ nòng 23mm đặt trên xe bán tải, đây cũng là loại vũ khí có số lượng lớn của IS.

Pháo phòng không ZU-23-2 cỡ nòng 23mm đặt trên xe bán tải, đây cũng là loại vũ khí có số lượng lớn của IS.

Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4.

Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4.

Súng máy hạng nặng lắp trên xe bán tải.

Súng máy hạng nặng lắp trên xe bán tải.

 

IS sử dụng súng máy trên xe pick up bắn máy bay

3. Tên lửa chống tăng

Loại vũ khí cuối cùng mà IS hiện đang sở hữu có thể tiêu diệt được trực thăng Apache là tên lửa chống tăng. Thoạt nghe có vẻ vô lý khi nói tên lửa chống tăng có thể hạ được trực thăng nhưng điều này hoàn toàn thực tế. Tên lửa chống tăng có thể bắn hạ được trực thăng trong trường hợp trực thăng bay thấp như khi đang chuẩn bị cất cánh hoặc hạ cánh.

Thực tế đã ghi nhận việc lực lượng nổi dậy ở Syria sử dụng tên lửa chống tăng tiêu diệt một trực thăng Mi-8 của quân chính phủ Syria trong lúc nó đang hạ cánh.

Một ví dụ khác là vào ngày 25/4 năm nay, một chiếc trực thăng Mi-8 của quân chính phủ Ukraine đã bị bắn và phát nổ trên sân bay ở Kramatorsk.

Tờ Ukraine Investigation dẫn lời ông Dmytro Tymchuk, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị và quân sự tại Kiev cho hay chiếc Mi-8 đã bị tấn công 2 lần bởi tên lửa chống tăng khi đang chuẩn bị cất cánh.

Khói bốc lên từ vụ nổ tại sân bay Kramatorsk, phía đông Ukraine

Nếu IS tiếp cận được gần những sân bay hoặc những vị trí mà trực thăng Apache của Mỹ cất và hạ cánh thì đây sẽ là mối đe dọa rất lớn, do hiện nay IS sở hữu khá nhiều tên lửa chống tăng của cả Nga và Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại