Một báo cáo ban hành hồi cuối năm 2014 của Trung tâm Nghiên cứu Vũ khí Úc, sau khi xem xét cẩn thận các kho vũ khí của phiến quân Ukraine đã nhận định, một số thiết bị quân sự hiện chỉ có ở Nga.
Trong khi đó, Moscow luôn lên tiếng bác bỏ cáo buộc từ các nước, và phủ nhận vai trò của vũ khí Nga trong cuộc chiến tại Ukraine.
Nguồn gốc của các loại vũ khí này vẫn chưa rõ ràng, cả quân đội Ukraine và Nga đều đã phát triển nhiều loại thiết bị bí mật dựa trên công nghệ cũ của Liên Xô, và có một số đặc điểm giống nhau hoàn toàn.
Do đó, việc Ukraine cố tình cáo buộc Nga bằng vũ khí của mình hay tự Moscow cung cấp cho lực lượng nổi dậy vẫn là một bí ẩn.
Dưới đây danh sách một số vũ khí khủng mà Nga bị cáo buộc cung cấp cho phiến quân:
1. Xe tăng T-72
Một loại xe tăng nổi tiếng của Nga. T-72 hiện vẫn liên tục được nâng cấp liên tục qua nhiều giai đoạn khác nhau, kể từ khi được được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1970.
Mặc dù nhiều đồng minh quân sự của Liên Xô cũng tham gia chế tạo các mẫu xe tăng tương tự. Nhưng từ video do quân nổi dậy Ukraine cung cấp đã cho thấy, một phiên bản mới hiện đại hơn đang được sử dụng trong quân đội Nga, khả năng là T-72B3.
T-72B3 là một cơn ác mộng với quân đội chính phủ Ukraine, các xe tăng mới này được quân đội ly khai sử dụng một cách hiệu quả trong kế hoạch đánh bại các mũi nhọn tấn công do xe tăng Ukraine sản xuất dưới thời Liên Xô dẫn đầu.
2. Xe bọc thép BMP-2
BMP-2 là loại xe bọc thép được phát triển với mục đích hoàn toàn khác so với tăng T-72. Phiên bản đầu tiên được giới thiệu vào năm 1980, nó là sản phẩm dành riêng cho bộ binh Nga.
Xe bọc thép BMP-2
Với những thiết kế tiên tiến, BMP-2 không những hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển quân vào các vùng chiến sự nóng bỏng, mà còn có hỏa lực yểm trợ.
Ít gây tranh cãi hơn so với T-72, loại xe bọc thép này được nhiều đồng minh quân sự của Liên Xô trước đây sử dụng.
Việc ứng dụng rộng rãi của BMP-2 đã khiến các nhà phân tích quân sự gặp khó khăn trong quá trình xác định nguồn gốc của phương tiện này trong tay phiến quân.
3. Hệ thống phòng không SA-11
Sự tồn tại của hệ thống phòng không SA-11 tại Ukraine đã trở thành mối tranh cãi giữa các nước, khi vụ bắn rơi máy bay Malaysia MH17 tại phía đông Ukraine hồi tháng 7.2014, được xác định là do tên lửa phòng không.
Hệ thống phòng không SA-11.
Các hệ thống SA-11 là rất phức tạp, do đó phương Tây cáo buộc quân nổi dậy không thể sử dụng nếu không nhận được sự giúp đỡ từ Nga. Mặc dù vậy, việc lực lượng ly khai thu được hệ thống này có thể đến từ các kho vũ khí của Ukraine.
Mặc dù sản xuất tại Nga, nhưng SA-11 trước đây vẫn được sử dụng tại Ukraine. Do đó, nếu quân ly khai sử dụng chúng thì có thể thấy là từ 2 nguyên nhân, hoặc là chiến lợi phẩm từ Kiev hoặc là do Moscow cung cấp.
4. Pháo phản lực BM-21 Grad
Quân đội hai bên chiến tuyến tại Ukraine đã gây ra đau thương trong thời gian gần đây, khi sử dụng BM-21 không phù hợp với nhiệm vụ. Nhiều đơn vị vũ trang đã dùng pháo phản lực để tấn công vào các mục tiêu dân sự tại miền Đông.
Khả năng sát thương lớn khiến nó trở thành nỗi kinh hoàng cho bất cứ đội quân nào. Phiên bản trước của BM-21, do Liên Xô sản xuất từng là đối thủ không thể hóa giải với bộ binh hay thiết giáp của phát xít Đức.
Dàn phóng được gắn vào một xe tải, và có thể đẩy cùng lúc 40 rocket trong 20 giây. Hiện tại, BM-21 không chỉ nằm trong biên chế của quân đội Nga, mà còn phục vụ cho quân đội của gần 50 nước trên thế giới.
Kiev đã cáo buộc Nga cung cấp BM-21 cho quân nổi dậy, nhưng với sự phát triển rộng rãi của nó, phiến quân rõ ràng có thể mua hoặc chiếm từ các kho vũ khí dự trữ thời Liên Xô.
5. Cối tự hành 2S9 Nona
Theo nguồn tin từ tình báo Mỹ, tháng 7.2014, Nga đã cung cấp cho lực lượng ly khai loại cối tự hành 2S9 Nona. Đây là thiết bị được dùng để triển khai hỏa lực tầm xa, hỗ trợ các đơn vị bộ binh trên chiến trường.
Cối tự hành 2S9 Nona.
Ngoài ra, 2S9 Nona còn được dùng trong các cuộc tấn công ở cự ly gần, như một xe tăng thực thụ.
Đây là loại cối tự hành có trọng lượng nhẹ hơn hẳn so với các trọng pháo trước đây, và có thể thả rơi từ trên không cùng lính dù. Chiến thuật này từng được Liên Xô áp dụng trong cuộc chiến tại Afghanistan.
Cả Ukraine và Nga tiếp thu các đơn vị cối Nona từ quân đội Liên Xô vào năm 1991, vì vậy lý do chúng được sử dụng trong các cuộc tấn công của lực lượng ly khai càng khó tìm câu trả lời.