VN có nên sơn "Hàm cá mập" cho máy bay chiến đấu như nước ngoài?

Tuấn Trung |

Hình ảnh những chiếc chiến đấu cơ mang các hình trang trí bắt mắt trên mũi hoặc thân là điểm đặc trưng của nhiều lực lượng không quân trên thế giới.

Thông thường đối với những chiến đấu cơ thuộc đội bay trình diễn, chúng thường mang trên mình các họa tiết rất cầu kỳ và sặc sỡ, xứng đáng được coi là một tác phẩm nghệ thuật.


Tiêm kích F-15J của Không quân Nhật Bản mang họa tiết trang trí hình hoa anh đào tuyệt đẹp

Tiêm kích F-15J của Không quân Nhật Bản mang họa tiết trang trí hình hoa anh đào tuyệt đẹp


Trên Su-22M3 của Ba Lan lại là một chú hổ dũng mãnh

Trên Su-22M3 của Ba Lan lại là một chú hổ dũng mãnh


Một phong cách tương tự được nhìn thấy trên lưng chiếc F-16C

Một phong cách tương tự được nhìn thấy trên lưng chiếc F-16C

Tuy nhiên trên đa số máy bay chiến đấu làm nhiệm vụ trực chiến (đặc biệt là của Không quân Mỹ), hình trang trí thường được nhìn thấy nhất chính là "Hàm cá mập".


Chiếc tiêm kích cánh quạt thời Chiến tranh thế giới thứ hai P-40E Warhawk của Mỹ

Chiếc tiêm kích cánh quạt thời Chiến tranh thế giới thứ hai P-40E Warhawk của Mỹ


Tiêm kích hạm cánh cụp cánh xòe F-14 Tomcat

Tiêm kích hạm cánh cụp cánh xòe F-14 Tomcat


Chiếc F/A-18 Hornet cũng mang họa tiết Hàm cá mập nhưng đơn giản hơn nhiều

Chiếc F/A-18 Hornet cũng mang họa tiết "Hàm cá mập" nhưng đơn giản hơn nhiều


Tiêm kích F-4E Phantom II nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam

Tiêm kích F-4E Phantom II nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam

Tiêm kích nhẹ thế hệ 4 thành công nhất thế giới F-16 Fighting Falcon
Tiêm kích nhẹ thế hệ 4 thành công nhất thế giới F-16 Fighting Falcon

Cường kích tấn công mặt đất A-10 Thunderbolt II là Phi đội cá mập đông đảo nhất thế giới

Cường kích tấn công mặt đất A-10 Thunderbolt II là "Phi đội cá mập" đông đảo nhất thế giới

Gần đây, những máy bay do Liên Xô/Nga sản xuất thuộc biên chế một số quốc gia đồng minh cũ cũng đi theo xu thế này.


Máy bay huấn luyện - chiến đấu L-39 Albatros của Không quân Hungary

Máy bay huấn luyện - chiến đấu L-39 Albatros của Không quân Hungary


Cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4 của Không quân Iran

Cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4 của Không quân Iran

Câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu các chiến đấu cơ của Việt Nam có nên đi theo xu thế trên hay không?

Cần biết rằng việc sơn họa tiết trang trí lên máy bay không phải là tiền lệ của Không quân Việt Nam. Hơn nữa do hiện tại cũng như trong quá khứ, một chiếc tiêm kích vẫn được điều khiển bởi nhiều phi công chứ không phải là một người duy nhất như nước ngoài.

Tuy nhiên trong tương lai, nếu điều kiện cho phép biên chế riêng cho mỗi phi công tiêm kích một chiến đấu cơ thì cách làm trên sẽ giúp khẳng định cá tính của phi công, làm họ thêm yêu và gắn bó với chiếc máy bay mà mình được giao quản lý.

Dưới đây là hình ảnh mô phỏng một chiếc Su-30MK2 của Việt Nam với họa tiết "Hàm cá mập" dưới mũi.


Su-30MK2 của Việt Nam với họa tiết trang trí Hàm cá mập

Su-30MK2 của Việt Nam với họa tiết trang trí "Hàm cá mập"

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại