Sau khi cân nhắc các phương án, chúng tôi quyết định trao giải thưởng cho độc giả sau:
Phần trả lời của bạn Hoàng Văn Đạt:
Như chúng ta được biết, tình hình chính trị quốc tế diễn biến phức tạp cả trên đất liền và trên biển đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải tăng cường quân sự để bảo vệ chính mình và Việt Nam chúng ta không phải là một ngoại lệ.
Nhà nước ta ưu tiên lên hẳn hiện đại cho những quân chủng mang tính chất quyết định như là không quân, hải quân và phòng không... với những bản hợp đồng mua máy bay Su-27,Su-30MKV, DHC-6, C-295, các hợp đồng mua tàu hộ vệ tên lửa và tàu ngầm Kilo 636MV.
Đặc biệt trong lĩnh vực phòng không đã được trang bị hệ thông phòng không hiện đại của Nga là S-300PMU1 có khả năng bảo vệ một khu vực có đường kính 600 km.
Nhưng theo thời gian vũ khí dần hiện đại hơn bắt buộc cần có sự bổ sung một hệ thống phòng không có khả năng chặn được các cuộc tấn công hiện đại nhất. Chúng ta có thể kể tới hai ứng viên sáng giá nhất là SAMP/T của Pháp và S350-E Vityaz .
Đầu tiên chúng ta cần xem xét xem hai tổ hợp tên lửa này như thế nào:
1. Tên lửa phòng không tầm xa SAMP/T của Pháp
Đây là tổ hợp tên lửa phòng không cơ động tầm trung - xa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, được phát triển bởi MBDA theo Chương trình FSAF (Hệ thống tên lửa phòng không tương lai), nhằm trang bị rộng rãi trong Lực lượng phòng không Pháp và Italia.
Hiện nay SAMP/T là xương sống của lá chắn phòng thủ tên lửa khối NATO ở Châu Âu. Hệ thống sử dụng tên lửa Aster-30 nhiên liệu rắn, phóng thẳng đứng.
Các thông số kỹ thuật của tên lửa SAMP/T:
Cự ly tiêu diệt mục tiêu: 3-100 km (máy bay), tên lửa đạn đạo (3-35 km); Vận tốc tối đa: 1.400 m/giây; Vận tốc bay trung bình: 900-1.000 m/giây; Độ cao tiêu diệt mục tiêu: 25 km; Trọng lượng đầu đạn tác chiến: 15-20 kg; Trọng lượng phóng của tên lửa: 510 kg.
Trong nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo, Aster-30 hoạt động hiệu quả trong vùng 5-35 km. Ngoài ra, tổ hợp còn có ưu điểm vượt trội khi tiêu diệt mục tiêu là máy bay có khả năng thao diễn, cơ động cao, tên lửa hành trình.
Thời gian phản ứng nhanh từ khi phát hiện mục tiêu tới lúc phóng đạn, giãn cách phóng giữa các tên lửa cực ngắn, cho phép tổ hợp có thể bắn tới 8 đạn chỉ trong vòng 10 giây.
Ngày 14/11/2011, tại trường bắn Biscarrosse, lần đầu tiên SAMP/T đã đánh chặn thành công từ cự ly 10 km đối với mục tiêu giả định là một tên lửa đường đạn kiểu SCUD (tầm bắn 500 km) phóng từ máy bay.
Tổ hợp SAMP/T gồm hệ thống điều khiển hỏa lực mà nòng cốt là trạm radar đa năng quan sát quét điện tử Arabel của công ty Tales, bảo đảm quan sát không gian, phát hiện và bám mục tiêu với độ chính xác cao.
Từ 4-6 bệ phóng thẳng đứng, mỗi bệ phóng loại này có khả năng phóng đồng thời 8 tên lửa phòng không có điều khiển về phía mục tiêu; 2 xe vận tải tiếp đạn; module đồng nhất và đánh chặn mục tiêu. Các khẩu đội SAMP/T có thể triển khai cách trạm chỉ huy 10 km.
2. Tổ hợp tên lửa phòng không "khủng" S-350E Vityaz của Nga
Tên lửa Vityaz, dự kiến sẽ thay thế các hệ thống S-300, đã được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm hàng không MAKS-2013.
Theo lời giới thiệu của nhà sản xuất Almaz-Antey, Vityaz đã bắt đầu được nghiên cứu phát triển từ năm 2007, có khả năng tác chiến mạnh gấp 3 lần so với S-300, với 12 kênh điều khiển tên lửa, so với 4 trên S-300.
"Chúng tôi có kế hoạch sẽ hoàn thành thử nghiệm tên lửa Vityaz trong năm 2014, bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2015 và bàn giao cho quân đội vào năm 2016", ông Vitaly Neskorodov, tổng giám đốc công ty Almaz-Antey cho biết.
Năm 2012, Bộ Quốc phòng Nga đã từng tuyên bố, Phòng không - Không quân Nga sẽ nhận được hơn 30 hệ thống phòng không tầm trung Vityaz
Hệ thống phòng không Vityaz bao gồm một radar mảng pha hiện đại, có khả năng theo dõi đồng loạt 40 mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu.
Một xe chỉ huy di động mới và 3 xe bệ phóng, mỗi xe có khả năng mang 12 tên lửa phóng thẳng đứng, biến thể của tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động 9M96. Toàn bộ các thành phần của tổ hợp đều được đặt trên khung gầm xe vận tải chuyên dụng BAZ.
Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, có trang bị radar cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn.
Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng thẳng đứng, với 12 quả tên lửa sẵn sàng tiêu diệt.
Vityaz là hệ thống phòng không cơ động đa năng, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các mục tiêu đường không, từ máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các loại vũ khí không đối đất có hoặc không có điều khiển.
Hệ thống tên lửa Vityaz sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ vũ trụ tương lai của Nga.
Ria Novosti khẳng định, Vityaz đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5 mét đến cận vũ trụ.
Để xem ứng viên nào phù hợp nhất chúng ta hãy nhìn nhận từ các góc độ khác nhau
1. Giá cả thị trường: những thiết bị quân sự từ phương Tây thường rất đắt đỏ với mức giá nhà sản xuất đưa ra là 500 triệu USD cho một tổ hợp hoàn chỉnh đắt gấp 3 lần so với S-300PMU1 của Việt Nam.
Như vậy là quá sức với một quốc qua mà chi phí quân sự thuộc vào nhóm thấp so với thế giới, trong khi đó tổ hợp tên lửa S-350 với một mức giá hợp lý hơn có lẽ phù hợp với Việt Nam trong tình hình kinh kế còn khó khăn mới hội nhập này,
2. Đặc điểm, khả năng chiến đấu: hai tổ hợp tên lửa đều có tính năng chiến đấu cao tương đương nhau về các thông số như bán kính tác chiến, sự cơ động,khả năng bám mục tiêu, xác xuất bắn trúng mục tiêu.
Có thể nói về tính năng thì kẻ tám lạng người nửa cân, không thể nhìn vào một số thông số mà quyết định được.
3. Chính trị: Pháp có quan hệ mật thiết với Mỹ, "Mỹ có thể xem như là nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng nhất với chính trị của pháp.
Xuất khẩu vũ khí sang nước XHCN là khá khó khăn như thương vụ mua máy bay Mirage đã bị vỡ lở ở giai đoạn cuối do Mỹ tạo áp lực.
Trong khi đó Nga là một quốc gia có truyền thống lâu đời với Việt Nam, đã xuất khẩu sang Việt Nam nhiều vũ khí, khí tài và không bị áp lực từ bên nào hết. Về vấn đề chính trị thì nên hợp tác cùng Nga là tốt nhất.
4. Việt Nam ưu tiên những vũ khí trang bị đã qua thử lửa chiến trường: với nền tảng từ S-300 vang danh, gây khiếp đảm cho những phi công đối mặt với chúng, trong khi tổ hợp SAMP/T chưa thử sức thật sự này thi chũng ta nên chọn S350 E-Vityaz hơn.
Đó là lý do Việt Nam đã đổi từ tàu chiến BPS-500 sang tàu tên lửa Molniya và không chọn tầu ngầm Lada hiện đại hơn nhưng chưa qua thực nghiệm nhiều và chọn tầu ngầm Kilo 636MV đã thể hiện được mình.
5. Mua tên lửa phương tây sẽ khó hiệp đồng tác chiến với các vũ khí khác từ Nga mà Việt Nam sử dụng rất nhiều, như học lại từ đầu vậy. Trong khi mua S-350E Vityaz sẽ có kinh nghiệm rất nhiều từ S-300PMU1 mà Việt Nam đang sử dụng.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể nói rằng S-350E Vityaz phù hợp với Việt Nam hơn là SAMP/T.