Theo đó, Tổng cục Kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo ngành triển khai đồng bộ các biện pháp để duy trì và nâng cao hệ số của vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) ngành TTG.
Trong 5 năm gần đây, Cục Kỹ thuật binh chủng chỉ đạo, tổ chức thu hồi, cấp phát, điều chuyển hàng trăm xe TTG, xe chuyên chở tăng; tiếp nhận, lắp đặt hơn 700 bộ đài thông tin liên lạc cho các đơn vị TTG toàn quân.
Công tác nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa tập trung cho các loại xe tăng T-54, PT-76, BMP-1; xây dựng cấu hình xe tăng T-54B cải tiến; khôi phục đồng bộ, nâng cấp tính năng kỹ thuật, chiến thuật cho các loại xe thiết giáp V-100, BTR-152, không chỉ phục vụ SSCĐ, mà còn làm nhiệm vụ phòng chống lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn.
Nghiên cứu đồng bộ xe TTG và xây dựng quy trình công nghệ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, niêm cất VKTBKT ngành TTG được quan tâm đẩy mạnh.
Đại tá Nguyễn Như Ngọc, Trưởng phòng TTG (Cục Kỹ thuật binh chủng) cho biết, sau đồng bộ, xe TTG đều có tình trạng kỹ thuật tốt, các hệ thống thiết bị đặc biệt trên xe như hệ thống bơi nước, thiết bị quan sát và ngắm bắn ban đêm, thiết bị chống cháy và phòng, chống vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ... được khôi phục tính năng ban đầu.
Lực lượng kỹ thuật thực hiện đồng bộ hàng chục xe chuyên chở tăng, xe công trình xa, phương tiện phục vụ bảo đảm kỹ thuật, sửa chữa xe TTG.
Ngoài việc tiến hành cải tiến thành công nhiều phương tiện của lực lượng TTG, Lực lượng kỹ thuật của Cục Kỹ thuật binh chủng còn tiến hành nghiên cứu biên soạn, biên dịch tài liệu, quy trình công nghệ và áp dụng nhằm thực hiện thống nhất trong quản lý ngành và phục vụ huấn luyện luôn được lực lượng kỹ thuật TTG chú trọng.
Trên cơ sở tập huấn, cán bộ, nhân viên ngành kỹ thuật TTG tổ chức thực hiện ở đơn vị, bảo đảm chính quy, đáp ứng yêu cầu làm chủ, khai thác hiệu quả VKTBKT ngành TTG.
Theo ước tính đến năm 2010, Quân đội Việt Nam có 850 xe tăng loại T-54/55 do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, tại Việt Nam còn có khoảng 350 xe tăng hạng trung T-59, là phiên bản hiện đại hóa của T-54.