Phần trả lời của bạn Lê Hạnh:
Ta đi tìm lý do các nhà hoạch định Quân sự Việt nam định hướng mua sắm, trang bị và phát triển vũ khí, phương tiện Quốc phòng nước nhà theo phương châm : Tiến thẳng lên hiện đại như thế nào với trường hợp này.
Ta đã biết, trong thể thao hay lĩnh vực giải trí, khi thấy hiện tượng “thần đồng”, tài năng hoặc khả năng mới được phát hiện, ngoài các lời nhận xét có tính chất xây dựng, khuyến khích, động viên nuôi dưỡng tài năng, còn có những ý kiến tiêu cực kiểu: Khen cho nó chết!
Liên tưởng tới những lời nhận xét, ca ngợi, đánh giá cao của các Chuyên gia hãng nghiên cứu Mỹ RAND dành cho trực thăng tiến công MI-28N “Thợ săn đêm” (NATO gọi là Havoc- Kẻ tàn phá) của Nga.
Khi so sánh với các phương tiện và vũ khí của Mỹ và các nước khác, thì không phải như vậy.
Khen để Nga thoả mãn, tự đắc, không cải tiến, thiết kế thêm các loại phương tiện vũ khí hiện đại ư? Không phải. Nga tự biết phương tiện của họ đang ở cấp độ nào, tất nhiên càng cố gắng hoàn thiện hơn.
Khen để cho Nga không xuất khẩu được hay sao? Cũng không phải. Nếu chê với mục đích ấy thì còn có lý.
Vậy, cho dù thế nào chăng nữa, phải khẳng định: Mi-28N phải có nhiều ưu điểm, tính năng ưu việt, sức tấn công mạnh mẽ và hiệu quả cao mới được các chuyên gia đánh giá tốt như thế.
Thậm chí có một số tính năng còn nổi trội hơn trực thăng loại tương đương của Mỹ AH-64D Apache Longbow, như tải trọng vũ khí, sức chịu đựng đạn của kính, buồng lái, cánh quạt...
Tuy nhiên, thiết bị điện tử Hàng không (avionics) của Mi-28N còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu của nước ngoài, chưa sánh được với AH-64D. Vì avionics hiện đại nên khả năng sống còn của Apache trên chiến trường rất cao.
Chính vì lý do ấy, Ấn độ đã ký Hợp đồng mua Apache thay vì Mi- 28N, mặc dù Mi-28N không thua kém nhiều. Tất nhiên thua về giá. Apache đắt gấp đôi “Thợ săn đêm”.
Trở lại với chủ đề đã nêu. Tuy Ka-52, theo đánh giá của các chuyên gia, có phần nhỉnh hơn Mi-28N, nhưng Việt nam vẫn quan tâm tới Mi-28N nhiều hơn, theo tôi có các lý do sau đây:
Ka-52 là trực thăng có hai hệ cánh quạt đồng trục quay ngược chiều, phiên bản hai chỗ ngồi, được cải tiến từ thiết kế Ka-50 (một chỗ ngồi), thay vì thiết kế mới (lý do kinh tế).
Phiên bản này bố trí hai ca bin cạnh nhau, phi công thứ 2 điều khiển các thiết bị do thám và xác định mục tiêu được tích hợp thêm. Phần mũi trực thăng rộng hơn, do giáp bọc cabin mỏng đi, dùng để chứa các thiết bị điện tử và radar...
Việc thiết kế hai cabin song song khiến tính khí động học của trực thăng giảm đi rõ rệt, so với Ka-50, phải hy sinh một số tính năng như giảm độ dày của giáp, giảm số lượng đạn pháo 30 ly (470 viên xuống còn 240), tốc độ nâng hạ máy bay từ 10 m/s còn 8 m/s...
Như vậy khả năng sống còn của máy bay đã giảm đi do thiết kế bổ sung, cải tiến đó. Mà đây lại là tiêu chí vô cùng quan trọng.
Vì khuôn khổ bài viết, không thể liệt kê hết tính năng, thiết bị điện tử, trang bị vũ khí của Ka-52 để so sánh với Mi-28N.
Nhưng Ka-52 được thiết kế để tấn công tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, xe tăng, thiết giáp, không thiết giáp, yểm trợ bộ binh, dùng để trinh sát, định vị mục tiêu, phối hợp hoạt động với các trực thăng quân sự khác. So với Mi-28N, Ka-52 có giá đắt hơn.
Phiên bản Ka-52K chuyên dùng cho lực lượng Hải quân đánh bộ, sản xuất cho tàu Mistral mà Pháp đã chuyển bán cho Ai cập. Chức năng đánh ven biển tốt hơn nếu được phối hợp với nhóm trực thăng khác.
Trực thăng tiến công Mi-28N (N nghĩa là đêm) có thể thực hiện các nhiệm vụ: Tìm diệt xe tăng-thiết giáp, sinh lực của đối phương; tiêu diệt các mục tiêu kiên cố và mục tiêu khác.
Bên cạnh đó là rải mìn; tìm diệt tàu xuồng; tác chiến với máy bay, bay ở độ cao nhỏ; tiêu diệt mục tiêu bay chậm cả ban ngày và ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Việt nam đang rất cần loại trực thăng này để san lấp chỗ trống, điểm còn chưa mạnh của vấn đề yểm trợ Lục quân trên chiến trường.
Trực thăng Mi-28N là loại trực thăng tấn công, không hề có chức năng vận tải, nhưng thực tế có khoang hành khách có thể chở được 3 người. Mục đích là để cứu phi hành đoàn của các trực thăng khác khi bị sự cố. Điều này thật sự cần thiết.
Trọng tải lên tới 2.350 kg, vận tốc lên cao 13,6 m/s (linh động hơn Ka-52), Mi-28N được tích hợp thêm hệ thống tác chiến điện tử so với nguyên bản Mi-28, cải tiến hệ thống truyền động có hiệu suất cao, hệ thống điều khiển bơm phun nhiên liệu.
Trực thăng sử dụng hệ thống chống chướng ngại vật, kết cấu cánh quạt giảm tín hiệu radar nên có thể bay cao dưới 20 m mà vẫn không bị radar phát hiện.
Phi công được trang bị kính nhìn đêm. Trên mũ có hệ thống chỉ thị mục tiêu tự động bám theo hướng ánh mắt của người lái. Hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại, có thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser. Máy bay có thể mang được các loại bom 250 kg và 500 kg.
Buồng lái của Mi-28N chịu được đạn 7,62 ly, 12,7 ly, 14,5 ly và mảnh đạn 20 ly. Cánh quạt sử dụng vật liệu composite, chịu được đạn 30 ly. Mức độ bộc lộ ở phổ hồng ngoại của trực thăng đã giảm đi 2,5 lần so với Mi-24.
Mi-28N đã cắt bỏ lá cánh quạt và hất vòm kính buồng lái, cho phép phi công thoát hiểm, rời trực thăng trong các sự cố trên không.
Cấu tạo kết cấu module nên Mi-28N dễ dàng sửa chữa, khắc phục các hỏng hóc ngay cả trong điều kiện thiếu thốn và khốc liệt trên chiến trường.
Hiện nay Nga đã tự sản xuất được động cơ VK-2500 lắp cho Mi-28N, không còn phải phụ thuộc vào nguồn động cơ của Ukraine nữa.
Vũ khí Mi-28N gồm: 1 pháo 30 ly 2A42. Tên lửa chống tăng 9M114 Shturm, 9M120 Akata, rocket 80 và 122 mm, các tên lửa đối không Igla-V cho phép tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên chiến trường hiện đại.
Để yểm trợ và tăng cường sức mạnh đúng lúc cho Lục quân (xe tăng, bộ binh cơ giới...), Việt nam quan tâm để sớm mua trực thăng tấn công Mi-28N là quá hợp lý.