Vì sao tướng lĩnh Mỹ không muốn tham chiến ở Syria?

Dù chỉ là một kịch bản được đưa ra khi quân đội Mỹ tiến hành tham chiến ở Syria, nhưng những phản ứng ban đầu cho thấy lính Mỹ không cảm thấy hào hứng với chiến trường này.

Lo lắng

Khi hỗ trợ quân nổi dậy Syria, Hoa Kỳ đã tự tạo ra cho chính mình những vấn đề nghiêm trọng. Các loại vũ khí mà Washington sửa soạn trao cho các chiến binh nổi dậy Syria, sớm hay muộn cũng sẽ quay sang sử dụng chống lại người Mỹ.

Kết quả là, như đã xảy ra trong quá khứ, Hoa Kỳ rồi sẽ phải giao tranh với những đối tượng mà cách đó chưa lâu họ còn ủng hộ. Những cảnh báo như vậy ngàng càng vang lên thường xuyên hơn ở chính Washington.

Trước khi nghỉ hưu, Phó Giám đốc CIA Michael Morell đã lập ra bản danh sách liệt kê những thách thức cơ bản đối với an ninh của Hoa Kỳ.

Trong danh sách này bao gồm cả những mối đe dọa xuất phát từ Iran và Bắc Triều Tiên, tổ chức khủng bố “Al-Qaeda” và triển vọng bùng nổ cuộc chiến tranh mạng đầy đủ quy mô. Nhưng còn về mối đe dọa chính thì Morrell đã gọi ra khả năng sụp đổ chế độ Bashar al-Assad. Nếu điều đó xảy ra, như Morell cảnh báo, Syria sẽ trở thành sào huyệt và bàn đạp dành cho bọn khủng bố.

Điểm nghi ngại này thực sự khiến Washington lo ngại, thực ra Syria không phải là nơi Mỹ dễ dàng thâu tóm và thể hiện “quyền uy”, Syria nhiều khả năng sẽ trở thành vùng đất “bất trị” nếu Mỹ cùng đồng minh phương Tây quyết tâm làm cứng.

Được ví là đội quân viễn chinh, nhưng tướng lĩnh Mỹ cũng cần cân nhắc nếu muốn can thiệp sâu vào tình hình đang diễn ra phức tạp tại Syria.
Được ví là đội quân viễn chinh, nhưng tướng lĩnh Mỹ cũng cần cân nhắc nếu muốn can thiệp sâu vào tình hình đang diễn ra phức tạp tại Syria.

Chuyên viên nổi tiếng Gumer Isaev, lãnh đạo Trung tâm Saint-Peterburg nghiên cứu Trung Đông của Nga, cũng tán đồng với dự báo này. “Bất kỳ cuộc nội chiến nào ở Syria cũng đều sản sinh bạo lực. Và sau khi kết thúc quá trình nội chiến người ta rất khó từ chối bạo lực.

Hơn nữa, ngay cả trong trường hợp chế độ Bashar al-Assad có sụp đổ chăng nữa, thì tiếp đến sẽ là giai đoạn phức tạp để phân xử, chia chác quyền lực giữa những người chiến thắng. Đó là quá trình có thể đưa những đại diện cực đoan lên nắm chính quyền”.

Ngay cả các đại diện quân đội Hoa Kỳ cũng có nhiều ngờ vực về ý tưởng can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột Syria. Theo quan điểm của Tham mưu trưởng Bộ binh Mỹ, tướng Ray Odierno, thậm chí chỉ "sự can thiệp hạn chế" cũng đủ dẫn đến tổn thất hết sức to lớn.

Trước đó, lên tiếng phản đối khả năng can thiệp quân sự vào cuộc xung đột Syria còn có cả Tổng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey.

Ông lý giải rằng chiến dịch như vậy sẽ quá tốn kém và khó mong hiệu quả, “Nước Mỹ sẽ lại bị sa chân vào một chiến trường không có lối thoát, nơi hình ảnh của quốc gia sẽ bị xóa mờ. Một tương lai không tươi sáng cho người Mỹ sẽ mở ra khi Washington cử quân tới Syria”.

Nước Mỹ sẽ phải cân nhắc  

So với nhiều người khác, giới quân sự hình dung rõ hơn về việc chiến tranh là cái gì, do đó, không ngạc nhiên khi họ chống lại viễn cảnh lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc phiêu lưu khác, chuyên viên phân tích chính trị Boris Mezhuev của Nga nhận xét.

“Theo truyền thống, các đại diện chính quyền Mỹ thường có lập trường ngả về phía ưa chuộng hòa bình. Có vẻ kỳ lạ là những nhân vật yêu hòa bình nhất lại ngồi ở chỗ chúng ta ít ngờ là sẽ nhìn thấy họ nhất, đó là trong ban lãnh đạo quân sự của Lầu Năm Góc. Tức là, chính những thủ trưởng quân sự.

Cánh nhà binh không ưa chiến đấu. Chỉ đơn giản là do họ hiểu mức giá của hoạt động chiến sự sẽ ra sao khi một quyết định sai lầm được đưa ra, lịch sử đã chứng minh nhiều bước đi sai lầm trong quyết định sử dụng can thiệp quân sự của người Mỹ”, ông Boris nhận định.

Dành hỗ trợ cho quân nổi dậy Syria, Hoa Kỳ đang lặp lại sai lầm mà họ từng mắc không chỉ một lần trong quá khứ. Chẳng hạn, năm 1980 người Mỹ đã giúp các mujahedeen Afghanistan đánh nhau chống quân đội Liên Xô. Chính khi đó đã phát sinh "Al-Qaeda" và như giả thiết của các chuyên viên, không phải là không có sự tham gia gây dựng kích động của đặc nhiệm Mỹ.

Khủng hoảng tại Syria không dễ giải quyết theo như cách nghĩ đơn thuần của nhiều người.
Khủng hoảng tại Syria không dễ giải quyết theo như cách nghĩ đơn thuần của nhiều người.

Tuy nhiên, không phải chỉ riêng Washington có lối hành xử thiếu cân nhắc như vậy, mà còn cả các đối tác phương Tây của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã nhiều lần chỉ ra điều đó.

Trong một bài phát biểu, ông Sergei Lavrov đã nói thẳng rằng ở địa bàn Mali, những người lính Pháp phải đối mặt với các phần tử mà Paris đã cung cấp trang bị ở Libya. Trong đó, các chiến binh từ Libya cũng tham chiến cả ở Syria nữa.

"Hóa ra là ở Mali các đồng nghiệp Pháp của chúng tôi đang đấu tranh với thứ sản phẩm đẻ ra trong cuộc khủng hoảng Libya, nhưng đồng thời lại hỗ trợ cho các chiến binh nổi dậy Syria bắt nguồn từ Libya. Quả thật rất khó tìm ra logic ở đây”, ông Lavrov khái quát.

“Gieo nhân nào gặt quả đấy”, có lẽ người Mỹ sẽ rất thấm điều này, nếu can thiệp quá sâu vào tình hình chính trị của Syria thì Mỹ nhiều khả năng phải nhận trái đắng và sự thù hằn người Mỹ sẽ lại lên cao, đến lúc đó liệu rằng Washington có đủ sức bảo vệ người dân trước những đòn thù của các thế lực đang ngày càng lan rộng ra toàn cầu. Đó là lý do tại sao lính Mỹ không muốn tham chiến tại Syria.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại