Vì sao Trung Quốc thèm muốn và khiếp sợ Okinawa? (Kỳ 4)

Hà Dũng |

(Soha.vn) - Việc Trung Quốc lớn tiếng đòi xem lại chủ quyền đối với Okinawa của Nhật Bản khiến thế giới chấn động. Tại sao Trung Quốc lại lo sợ với Okinawa như vậy?

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục gây căng thẳng với Nhật Bản. Phía Trung Quốc lớn tiếng đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku. Chấn động hơn Trung Quốc còn đặt vấn đề xem xét chủ quyền của Okinawa.

Trong chiến lược của Mỹ và đồng minh, có thể nói Okinawa là tiền đồn trong trận chiến với Trung Quốc. Lực lượng Mỹ ở Nhật Bản khoảng 50.000 quân thì hơn một nửa đóng tại Okinawa.

Okinawa là tiền đồn trong cuộc chiến chống Trung Quốc của Mỹ

Tỉnh Okinawa có Trung tâm hành chính là thành phố Naha nằm trên đảo lớn nhất của quần đảo là đảo Okinawa. Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc lớn tiếng đòi chủ quyền cũng được Nhật Bản đặt vào phạm vi hành chính của tỉnh Okinawa.

Đảo Okinawa dài 100km, rộng khoảng 15km, 2.271,30 km² là nơi tập trung đầy đủ lực lượng Hải-Lục-Không quân của Mỹ, sẵn sàng đáp ứng tác chiến nhanh, mạnh đối với những động tĩnh từ Trung Quốc.

Okinawa thuộc quần đảo Ryukyu nằm ngay giữa Đài Loan với Nhật Bản. Quần đảo này án ngữ đường biển ra vào phía nam bán đảo Triều Tiên, đồng thời nhìn thẳng vào Thượng Hải, Hàng Châu, vừa áp sát Đài Loan vừa phòng thủ phía nam Nhật Bản.

Đảo Okinawa cách lục địa Trung Quốc chưa đầy 1.000 km, máy bay chiến đấu không cần tiếp dầu vẫn có thể bay đến, vì vậy, khi khu vực xung quanh xảy ra tình tình hình khẩn cấp, quân Mỹ có thể nhanh chóng đưa lực lượng không quân can thiệp ngay .

	Okinawa chỉ là chấm nhỏ trên bản đồ nhưng có vị trí án ngữ toàn bộ Trung Quốc

Okinawa chỉ là chấm nhỏ trên bản đồ nhưng có vị trí án ngữ toàn bộ Trung Quốc

	Vị trí quần đảo Senkaku mà Trung Quốc đòi chủ quyến rất gần với Okinawa

Vị trí quần đảo Senkaku mà Trung Quốc đòi chủ quyến rất gần với Okinawa

	Sơ đồ bố trí lực lượng quân sự Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản

Sơ đồ bố trí lực lượng quân sự Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản

Với vị trí địa lý đặc biệt như vậy có thể ví Okinawa như chiếc gai kề vào mắt Trung Quốc, có thể giám sát, phong tỏa toàn bộ hoạt động, không chỉ của Hải quân mà còn cả nhất cử nhất động trên đại lục. Chỉ cần Trung Quốc cựa nhẹ thì chiếc gai này sẵn sàng "làm mù" đôi mắt Trung Hoa vốn đã bị Mỹ che khuất từ lâu.

Nơi xuất kích của đại bàng Mỹ

Trong đó, Tập đoàn không quân số 5 thuộc Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ Thái Bình Dương bao gồm: Liên đội không quân hỗn hợp số 18 đóng tại căn cứ không quân Kadena; Liên đội chiến đấu chiến thuật số 35 đóng tại căn cứ Misawa; Liên đội máy bay vận tải số 374 tại Yokota và Cụm tác chiến không quân số 605.

Liên đội không quân hỗn hợp số 18 thuộc Tập đoàn không quân số 5 đóng tại căn cứ không quân Kadena thuộc quần đảo Okinawa được coi là một lực lượng không quân có tầm quan trọng chiến lược và lớn nhất tại khu vực Viễn Đông.

Các đơn vị trực thuộc Liên đội 18 gồm: Phi đội tác chiến chiến thuật số 44 và 67, được biên chế các máy bay F-15 C/D, hiện được thay thế bằng các máy bay F-16 và F-18. Ngoài ra, được bổ sung thêm 12 chiếc máy bay tàng hình F-22 (theo kế hoạch triển khai luân phiên); Phi đội máy bay tiếp dầu trên không số 909, biên chế các máy bay KC-135R; Phi đội máy bay kiểm soát và cảnh báo trên không, biên chế các máy bay E-3B/C; Phi đội máy bay cứu hộ số 33, biên chế các máy bay HH-60G.

Đặc biệt, Liên đội hỗn hợp 18 còn được biên chế Phi đội máy bay do thám số 390, Phi đội Máy bay trinh sát số 82 và 1 Phân đội Tình báo không quân. Các đơn vị này được trang bị các loại máy bay trinh sát hiện đại RC-135, RC-135S, U-2, EP-3, P-3.

	Căn cứ Không quân Futenma của Mỹ tại Okinawa, Nhật Bản.

Căn cứ Không quân Futenma của Mỹ tại Okinawa, Nhật Bản.

	F-22 Raptor máy bay tối tân nhất của Mỹ đã được điều tới Okinawa

F-22 Raptor máy bay tối tân nhất của Mỹ đã được điều tới Okinawa

	Máy bay vận tải Osprey của Mỹ ở Okinawa bay huấn luyện

Máy bay vận tải Osprey của Mỹ ở Okinawa bay huấn luyện

	Một góc bên trong căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa

Một góc bên trong căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa

Tổ đại bàng của lực lượng trên không Mỹ tại Okinawa còn được luân phiên trang bị các loại máy bay tối tân, uy lực nhất theo từng thời điểm; trong đó có máy bay cánh xoay MV-22 Osprey, máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon và máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Tia chớp II (Lightning II), chiến cơ tàng hình F-22 Raptor và máy bay tác chiến điện tử tối tân nhất của quân Mỹ ở Nhật Bản EA-18G Growler.

Năm loại chiến cơ này tiên tiến nhất sẽ hỗ trợ cho máy bay chiến đấu F-15C/D đã có trước đó của quân Mỹ ở Okinawa và hàng không mẫu hạm hạt nhân USS George Washington luôn thường trực ở Thái Bình Dương.

Từ căn cứ Futenma, máy bay Osprey có thể đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ trong vòng 1 giờ và mang được nhiều vũ khí hơn các loại khác.

Để tăng cường khả năng trinh sát tầm xa (tại Triều Tiên), Mỹ còn huy động cả máy bay trinh sát nghe trộm sóng điện tử EP-3, máy bay trinh sát quan sát từ xa RC-135S, máy bay trinh sát có thể phát hiện dấu hiệu trong không khí từ các vụ nổ hạt nhân WC-135W.

Đội tàu chiến và lính thủy đánh bộ hùng hậu, tinh nhuệ

Sở chỉ huy Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đóng tại quần đảo Ryukyu thuộc tỉnh Okinawa .

Hạm đội 7 có các đơn vị trực thuộc gồm: Lực lượng đặc nhiệm số 70 (TF-70) có chức năng là lực lượng tác chiến mặt nước, biên chế các lực lượng tàu khu trục, khinh hạm và là sở chỉ huy của Biên đội tàu sân bay USS George Washington (CVN-73); Lực lượng đặc nhiệm số 72, có chức năng tiến hành tuần tiễu trinh sát trên biển và tác chiến chống ngầm, được trang bị các máy bay P-3 Orion và EP-3; Lực lượng đặc nhiệm số 74, tác chiến ngầm, trang bị các lực lượng tàu ngầm hạt nhân và thông thường; Đặc nhiệm số 76, tác chiến đổ bộ viễn chinh; Đặc nhiệm số 79, tác chiến đổ bộ viễn chinh và Hải quân đánh bộ, trang bị các tàu tác chiến đổ bộ và máy bay trực thăng.

Okiniwa chiếc gai Mỹ chực đâm vào mắt Trung Quốc
 
	Căn cứ Hải quân Mỹ tại Okinawa

Căn cứ Hải quân Mỹ tại Okinawa

Lực lượng Lục quân Mỹ tại Nhật Bản gồm: Cụm yểm trợ khu vực số 10 đóng tại Okinawa, Tiểu đoàn đặc nhiệm số 1 đóng tại Okinawa với khoảng 10.000 quân.

Trong thời gian qua, lực lượng Hải quân lục chiến Mỹ và Nhật Bản liên tục tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo với nhau khiến Trung Quốc không khỏi ớn lạnh. Mặc dù Mỹ và Nhật Bản đều phát biểu cho rằng cuộc tập trận là thường xuyên, được lên kế hoạch từ trước nhưng ai cũng hiểu mục đích của những cuộc tập trận này là nhằm răn đe, cảnh báo những tham vọng của Trung Quốc.

	Thủy quân lục chiến Mỹ huấn luyện đổ bộ đánh chiếm đảo ở Nhật Bản

Thủy quân lục chiến Mỹ huấn luyện đổ bộ đánh chiếm đảo ở Nhật Bản

Bố trí lại trước những mối nguy từ Trung Quốc

Mặc dù được trang bị vũ khí tối tân nhất và là một trong các căn cứ kiên cố nhất của Mỹ tại Thái Bình Dương, Okinawa vẫn bị lộ ra điểm yếu dễ bị đánh bại nhất.

Lực lượng ở Okinawa thực thi vai trò ‘đánh phủ đầu’ của Mỹ nhưng cũng là đơn vị tuyến đầu, nên phải đối mặt trực diện với hỏa lực của đối phương. Vô hình chung, đây cũng là nơi dễ bị ‘đánh phủ đầu’ nhất, trong khi địa hình lại nhỏ, hẹp nên muốn triển khai lực lượng phải chờ tiếp viện thêm từ Australia và Guam…

Theo một báo cáo, chỉ cần đối phương phóng dồn dập 34 quả tên lửa đạn đạo vào căn cứ không quân Kadena ở Okinawa thì 75% số máy bay chiến đấu của Mỹ tại đây lập tức bị ‘hỏa thiêu’.

Nếu đối phương phóng ‘bồi’ thêm 30-50 tên lửa hành trình vào căn cứ Mỹ, việc phòng thủ tại đây trở nên cực kỳ khó khăn. Do vậy, Mỹ đã triển khai loạt hệ thống tên lửa phòng thủ, radar cảnh báo sớm, xây công sự chứa máy bay, nhưng vẫn là chưa đủ cho toàn bộ máy bay đóng tại đây.

Thời gian qua, hai nước Mỹ-Nhật tuyên bố, một phần lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đồn trú ở Okinawa sẽ chuyển đến các khu vực như Guam và Hawaii, khi đó, một số công trình và khu vực của quân Mỹ ở Okinawa cũng sẽ trả lại cho “nhân dân Okinawa và Nhật Bản”. Trong đó gồm có trạm hậu cần/khu dịch vụ Makiminato, quân cảng Naha, một kho dầu và 2 doanh trại.

Nhìn bề ngoài thì có thể đây là nhượng bộ của Mỹ đối với yêu cầu của người dân Nhật Bản ở tỉnh Okinawa. Nhưng thực ra, sẽ không khó để nhận ra, hành động này của Mỹ là “một mũi tên trúng hai đích”.

Một là trấn an người dân và chính quyền Okinawa, làm giảm sức ép đóng quân. Quân Mỹ đóng tại Nhật Bản gần 50.000 quân, trong đó khoảng một nửa đóng ở đảo Okinawa, tạo ra gánh nặng rất lớn cho tỉnh Okinawa. Người dân xung quanh căn cứ quân Mỹ càng không hài lòng với các vấn đề như tiếng ồn của căn cứ, các sự cố và binh sĩ Mỹ phạm tội, nhiều lần đã tiến hành phản đối.

Lần này, Mỹ-Nhật mạnh mẽ tuyên bố một bộ phận lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ rời khỏi Okinawa, đồng thời trao trả một phần công trình và khu vực của quân Mỹ trong 10 năm tới, ở mức độ rất lớn là để làm giảm sức ép yêu cầu quân Mỹ di dời căn cứ của người dân Nhật Bản, đồng thời dành thời gian cho việc di dời căn cứ Futenma của quân Mỹ ở trong tỉnh Okinawa.

Hai là triển khai phân tán binh lực quân Mỹ, tránh bị tấn công mang tính báo thù khi quân Mỹ tiến hành can thiệp quân sự và tấn công nước khác. Lực lượng Mỹ đóng ở Okinawa là lực lượng chủ yếu của quân Mỹ tiến hành hiện diện tuyến đầu ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong mấy chục năm qua.

Nhưng, cùng với sức mạnh quân sự phát triển mạnh mẽ và năng lực tấn công tầm xa được tăng cường của các nước như Trung Quốc, Triều Tiên.., Okinawa đã nằm trong phạm vi tấn công của quân đội một số nước, quân Mỹ đóng ở Okinawa rất dễ bị tấn công quân sự mang tính báo thù khi chiến tranh xảy ra. Hoàn cảnh này buộc quân Mỹ xem xét giảm binh lực hiện diện ở tuyến đầu, tiến hành triển khai phân tán ở chuỗi đảo thứ hai và thứ ba gồm Guam, Hawaii, Australia.

	Lực lượng quân sự Mỹ ở Okinawa sẽ được chuyến bớt sang các căn cứ Guam, Darwin để tránh nguy hiểm từ Trung Quốc, Triều Tiên

Một phần lực lượng quân sự Mỹ ở Okinawa sẽ được chuyến tới các căn cứ Guam, Darwin để tránh nguy hiểm từ Trung Quốc, Triều Tiên

Điều chỉnh lực lượng lính thủy đánh bộ đóng ở Okinawa là một phần của chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Do trang bị vận chuyển chiến lược tầm xa trên biển, trên không của quân Mỹ đầy đủ, năng lực cơ động biển xa mạnh, Okinawa vẫn đang đóng liên đội không quân át chủ bài, lực lượng trinh sát và hơn 10.000 binh sĩ lính thủy đánh bộ quân Mỹ, vì vậy, điều chỉnh quân đồn trú Mỹ hoàn toàn không ảnh hưởng tới khả năng tác chiến của quân Mỹ ở khu vực Đông Á.

Như vậy chiếc gai Mỹ vẫn ngày đêm  kề vào mắt Trung Quốc khiến Trung Quốc ăn không ngon, ngủ không yên mà cũng chẳng dám động đậy.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại