Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình quốc phòng STAR, nhà báo đồng thời là chuyên gia quân sự, ông Dmitry Litovkin có bài so sánh khả năng của 2 trực thăng tấn công Mi-28N Night Hunter của quân đội Nga và trực thăng tấn công AH-64 Apache của quân đội Mỹ.
Theo chuyên gia Dmitry Litovkin, trực thăng Mi-28N và AH-64 là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Trực thăng AH-64 của Mỹ được chế tạo trước, Mi-28N là lời đáp đặc biệt của Nga đối với các nhà thiết kế nước ngoài.
Cả hai máy bay trực thăng Mi-28N và AH-64 được thiết kế nhằm mục đích yểm trợ cho các binh đoàn bộ binh cơ giới trên chiến trường. Mi-28N được thiết kế để sử dụng chiến đấu 24/24, ban ngày và ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Về cơ bản chúng được mệnh danh như những chiếc xe tăng bay, cần thiết để ngăn chặn, chống lại hỏa lực của đối phương.
Về động cơ, theo ông Dmitry Litovkin, trực thăng Mi-28H có động cơ mạnh hơn với 2 động cơ Vk-2500, công suất 2.200 mã lực so với AH-64 cũng 2 động cơ, công suất 1.900 mã lực. Ngoài ra, trực thăng Mi-28N của Nga cũng nặng hơn AH-64.
Trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ.
AH-64 có trọng lượng rỗng 5.165 kg, trọng lượng cất cánh bình thường 8.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 9.500 kg, tốc độ bay 165 km/h, tốc độ tối đa 293 km/h, phạm vi hoạt động 1.900 km.
Mi-28N có trọng lượng rỗng 7.890 kg, trọng lượng cất cánh bình thường 10.500 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 11.700 kg, tốc độ bay 265 km/h, tốc độ tối đa 324 km/h, phạm vi hoạt động 1.105 km.
Về tải trọng, chuyên gia Dmitry Litovkin cho biết tải trọng tối đa khi tác chiến của trực thăng AH-64 là 771 kg, của Mi-28N là 2.300 kg.
Về trang bị vũ khí, Mi-28N được trang bị pháo tích hợp cỡ nòng 30 mm, pháo treo GSh-23, 6 quả tên lửa điều khiển Ataka-B và Storm, rocket không điều khiển, và các loại bom 250 và 500 kg.
AH-64 được trang bị pháo tự động M230 cỡ nòng 30 mm, với cơ số đạn 1.200 viên, tốc độ bắn 625 phát/phút, tên lửa không đối không AIM-9 và FIM-92, tên lửa không đối đất AGM-114, rocket không điều khiển Hydra-70.
Buồng lái của trực thăng tấn công AH-64
Theo chuyên gia Litovkin, Mi-28N có một số đặc tính độc nhất vô nhị. "Mi-28N là máy bay trực thăng duy nhất trên thế giới có thể thực hiện một chuyến bay tự động với địa hình uốn cong ở độ cao rất thấp từ 5 mét.
Ngoài ra, Mi-28N được trang bị radar Crossbow (Арбалет), nhờ đó có thể tấn công kẻ thù từ cuộc phục kích", chuyên gia Litovkin nhấn mạnh.
Theo ông Dmitry Litovkin, nếu không chiến, cơ hội Mi-28N sẽ giành phần thắng cao hơn, có khả năng sống sót cao trên chiến trường, ca bin của Mi-28N được bọc thép hoàn toàn.
"Nếu như kinh nghiệm của các phi công là ngang nhau và các loại vũ khí hiện có, tôi cho rằng trực thăng Mi-28N sẽ giành chiến thắng trước AH-64.
Bởi vì nó có tính cơ động cao, hiệu suất chiến đấu cao hơn AH-64, và các phi công Nga cũng có nhiều kinh nghiệm trong tác chiến", chuyên gia Litovkin kết luận.
>>> Vì sao Mỹ đặc biệt lo ngại tên lửa DF-5 Trung Quốc?